21/11/2009 08:42 GMT+7

Bịt cửa chạy chức

(Phản hồi bài “Khó triệt chuyện chạy chức”, Tuổi Trẻ ngày 19-11-2009)
(Phản hồi bài “Khó triệt chuyện chạy chức”, Tuổi Trẻ ngày 19-11-2009)

TT - Lần đầu tiên, năm kiểu chạy chọt được Phó chủ tịch Quốc hội khóa XI Mai Thúc Lân vạch mặt chỉ tên công khai trên diễn đàn Quốc hội. Giờ đây, chạy đã trở thành một hiện tượng nhức nhối trong xã hội, nhất là trong bộ máy công quyền.

Nhớ lại trước đây, trong bài báo cáo thay mặt Chính phủ đọc tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XI, Phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có đề cập: “... Hiện tượng chạy chức, chạy dự án, chạy tội... được nhiều nơi nói tới nhưng rất ít bị phát hiện...”.

zH9LIMVq.jpgPhóng to gaTlnm61.jpg

Ảnh: V.D.

Tình trạng chạy việc, chạy chức, chạy quyền đến nay chẳng những không giảm mà còn có biểu hiện gia tăng

Ảnh: V.D.

Nói làm thế nào để chấm dứt (chạy chức, chạy quyền) thì khó, rất khó!

Mới đây, tại phiên chất vấn kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XII, chuyện chạy chức lại một lần nữa làm nóng nghị trường. Đáng tiếc là sau nhiều năm những người có trách nhiệm chưa trả lời được đã làm điều gì cụ thể để ngăn chặn vấn nạn này.

Vấn đề cần đặt ra là “nhiều nơi nói tới” nhưng “rất ít bị phát hiện” có cái gì bất bình thường ở đây?

Thử nghĩ nếu có kẻ nào đó chạy được vào một vị trí cao, lập tức hình thành bên dưới những đường dây noi gương, chúng phát triển như một thứ bệnh dịch lây lan rất nhanh. Đến lúc này kẻ trước kia đi chạy lại là người ban phát. Phải nói rằng đến lúc nào đó tự nhiên sẽ hình thành một cơ chế bảo vệ thành quả chạy được. Đấy là một sự ràng buộc ngầm tự giác theo hệ thống dọc và ngang rất vững chắc, hiệu quả. Chính vì thế tuy nhiều nhưng rất khó phát hiện, mà nếu có phát hiện không dễ gì xử lý được. Phải thấy rằng tiêu cực có cơ chế tự động tập hợp lại, tạo vỏ bọc và đề kháng rất mạnh.

Nhiều nơi nói tới, tức có nhiều người biết. Nhưng tại sao ít có ai dám nói công khai với tổ chức? Đó là điều đáng suy nghĩ và nó nằm ở chỗ chúng ta chưa có cơ chế bảo vệ cho người nói lên sự thật, quần chúng và cán bộ công chức chưa thật tin sự trong sáng của tổ chức và tổ chức cũng chưa làm tròn trách nhiệm với người tố cáo, nếu không muốn nói là còn đó nạn ô dù, trù dập. Không ít trường hợp tên bắn ra không trúng đích mà quay lại trúng người bắn.

Tôi rất đồng tình với ý kiến trước tiên phải “bịt các cửa chạy”. Nhưng nhiều cửa quá, biết bịt cửa nào? Nếu dàn trải thì không đủ lực. Theo tôi, trước tiên phải tập trung sức “bịt cửa chạy chức”. Địa chỉ của cửa này cũng dễ nhận thấy.

Lý do chọn “cửa chạy chức” để bịt trước tiên là vì một quan chức không ngay ngắn do chạy chức ngồi vào vị trí quan trọng sẽ là đầu mối, là các cửa để các cuộc chạy khác tiếp theo như: Chạy chức nhỏ hơn, chạy dự án, chạy học, chạy thi, chạy kinh phí... kể cả chạy tội. Qua trót lọt “cửa chạy chức” sẽ dẫn đến mọi nẻo đường xấu xa, tội lỗi. Cũng có thể tiên liệu rằng bịt “cửa chạy chức” là khó khăn và gay go nhất. Có một sáng kiến đề xuất để bịt “cửa chạy chức” thì phải thực hiện bầu cử hoặc thi tuyển cạnh tranh vào các chức vụ. Đề xuất này rất đúng và cần phải tổ chức làm tốt theo hai hướng này, nhưng cũng không nên chủ quan vì hai “cửa” này cũng có lắm “ngách”…

Nói nhiều mà không làm chỉ tổ gây mất lòng tin. Vấn đề là biện pháp và thái độ cương quyết tuyên chiến. Biện pháp đã có nhiều nhưng thái độ cương quyết tuyên chiến thì vẫn còn thiếu.

(Phản hồi bài “Khó triệt chuyện chạy chức”, Tuổi Trẻ ngày 19-11-2009)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp