13/10/2023 15:00 GMT+7

Bình Phước phát triển kinh tế rừng gắn với du lịch

Trong khoảng 10 năm, tỉ lệ che phủ rừng của Bình Phước tăng từ 13,5% vào năm 2010 lên 22,79% vào năm 2021.

Tỉ lệ che phủ rừng ở Bình Phước tăng 9,3% trong khoảng 10 năm qua. Trong ảnh: Tổ bảo vệ rừng cộng đồng tuần tra tại rừng quốc gia Bù Gia Mập, Bình Phước - Ảnh: NAM HÀ

Tỉ lệ che phủ rừng ở Bình Phước tăng 9,3% trong khoảng 10 năm qua. Trong ảnh: Tổ bảo vệ rừng cộng đồng tuần tra tại rừng quốc gia Bù Gia Mập, Bình Phước - Ảnh: NAM HÀ

Con số được nêu tại kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Phước về quản lý, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế rừng gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Nâng cao tỉ lệ che phủ rừng

Theo kết luận, thời gian qua, các cấp ủy, chính quyền và nhân dân Bình Phước đã nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm về công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và phòng chống cháy rừng. Các quy hoạch, kế hoạch về lâm nghiệp được triển khai xây dựng theo hướng đồng bộ từ trung ương tới địa phương.

Trong đó, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã huy động được các nguồn lực xã hội để bảo vệ và phát triển rừng. Nhờ vậy, tỉ lệ che phủ rừng của Bình Phước tăng trong giai đoạn 2010 - 2021.

Theo đó, đến năm 2021, tỉ lệ che phủ rừng và cây lâu năm của Bình Phước đạt 75,6%. Trong đó, tỉ lệ che phủ rừng năm 2021 đạt 22,79%, cao hơn 9,3% so với năm 2010 (tỉ lệ 13,5%).

Tuy nhiên, kết luận nhận định công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng vẫn còn một số tồn tại, hạn chế.

Theo đó, tại một số dự án cải tạo chuyển đổi rừng nghèo kiệt sang trồng cao su, diện tích rừng tự nhiên còn lại phân bố manh mún, xen kẽ trong các rừng trồng cao su; tình trạng khai thác rừng trái pháp luật, lấn chiếm đất rừng, sử dụng đất rừng vào mục đích khác mặc dù có giảm nhưng vẫn còn diễn ra; việc triển khai chính sách cho thuê rừng, thuê môi trường rừng còn chồng chéo.

Ngoài ra, đời sống kinh tế của người dân gần rừng, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn; hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và giải trí ở giai đoạn đầu và chưa được đầu tư đồng bộ; chưa có cơ chế, chính sách để liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân về du lịch để đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng kết hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.

Kết luận cũng nêu rõ quan điểm của Ban thường vụ Tỉnh ủy Bình Phước là quản lý rừng bền vững về diện tích và chất lượng; bảo đảm hài hòa các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; bảo tồn đa dạng sinh học, nâng cao tỉ lệ che phủ rừng, giá trị dịch vụ môi trường rừng…

Mặt khác, phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trên cơ sở đảm bảo các chức năng của khu rừng; hoạt động du lịch hợp lý, không vượt quá khả năng chịu tải của hệ sinh thái; kiến trúc công trình xây dựng hài hòa với cảnh quan rừng, tránh xây dựng các công trình kiên cố với quy mô lớn gây mất rừng, không làm đảo lộn cảnh quan tự nhiên của khu rừng.

Bình Phước chủ trương phát triển kinh tế rừng gắn với du lịch - Ảnh: NAM HÀ

Bình Phước chủ trương phát triển kinh tế rừng gắn với du lịch - Ảnh: NAM HÀ

Xây dựng ngành lâm nghiệp trở thành một ngành kinh tế - kỹ thuật đặc thù

Kết luận xác định mục tiêu tổng quát là xây dựng ngành lâm nghiệp trở thành một ngành kinh tế - kỹ thuật đặc thù; thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững đất, rừng được quy hoạch cho lâm nghiệp…

Cung cấp các sản phẩm du lịch, phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng, học tập, tham quan, nghiên cứu khoa học, góp phần giáo dục cho mọi người ý thức bảo vệ môi trường. Tạo việc làm, chuyển đổi ngành nghề cho người dân, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Trong đó, mục tiêu cụ thể đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 là bảo vệ nghiêm ngặt toàn bộ diện tích rừng tự nhiên hiện có; từng bước giải quyết, xử lý dứt điểm diện tích đất lâm nghiệp bị xâm canh, lấn chiếm trên địa bàn tỉnh. Nâng cao chất lượng và hiệu quả bảo tồn đa dạng sinh học cũng như năng lực phòng hộ của rừng.

So với năm 2020, giá trị thu nhập từ rừng trồng sản xuất năm 2025 tăng 1,5 lần và năm 2030 tăng 2 lần. Đảm bảo tỉ lệ che phủ rừng và cây lâu năm đạt 71,7% năm 2025 và 65% vào năm 2030.

Toàn bộ 100% các Ban Quản lý rừng có tiềm năng về du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, giải trí hoàn thành việc lập đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí tại các khu rừng. Kêu gọi đầu tư 12 dự án đầu tư du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, giải trí.

Kết luận cũng nêu rõ các nhiệm vụ và giải pháp bao gồm: Triển khai đồng bộ các quy hoạch, kế hoạch, đề án; nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng; bảo vệ môi trường; huy động các nguồn lực để quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và nâng cao hiệu quả kinh tế rừng gắn với phát triển du lịch; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư và tăng cường truyền thông, xúc tiến quảng bá du lịch.

Buộc cựu trưởng ban quản lý rừng trả 16.000m² đất rừngBuộc cựu trưởng ban quản lý rừng trả 16.000m² đất rừng

Cơ quan chức năng ở Gia Lai đã ra quyết định buộc một cựu trưởng ban quản lý rừng phòng hộ giao trả hơn 16.000m² đất rừng, do ông này lấn chiếm và sử dụng trái phép trong nhiều năm.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp