09/12/2022 17:49 GMT+7

Bình Dương vay tiền xử lý rác sinh hoạt thành phân bón, phát điện

BÁ SƠN
BÁ SƠN

TTO - Là tỉnh có công nghiệp và đô thị hóa phát triển nhanh nên sức ép về xử lý rác thải, nước thải rất lớn nhưng Bình Dương đã sử dụng nhiều nguồn vốn để chủ động nắm bắt công nghệ, biến rác thải thành phân bón, điện năng bảo vệ môi trường.

Bình Dương vay tiền xử lý rác sinh hoạt thành phân bón, phát điện - Ảnh 1.

Lãnh đạo UBND tỉnh Bình Dương và các sở, ngành chứng kiến Ngân hàng Phát triển châu Á và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản ký thỏa thuận cho vay triển khai dự án xử lý rác thải thành phân bón và phát điện - Ảnh: B.SƠN

Ngày 9-12, lãnh đạo UBND tỉnh Bình Dương đã chứng kiến thỏa thuận cho vay giữa Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) với Công ty Nước - Môi trường Bình Dương (BIWASE) để đầu tư dự án xử lý rác thải đô thị và rác thải công nghiệp, biến rác thành phân bón hữu cơ, phát điện.

Khoản vay trị giá 20 triệu USD (hơn 460 tỉ đồng) lần này gồm 7 triệu USD từ các nguồn vốn thông thường của Ngân hàng ADB, 6 triệu USD từ Quỹ cơ sở hạ tầng khu vực tư nhân hàng đầu châu Á do ADB quản lý và 7 triệu USD từ JICA do ADB sắp xếp. 

Khoản vay này sẽ giúp Bình Dương có thêm nhà máy sản xuất phân hữu cơ từ rác công suất 840 tấn/ngày và lò đốt rác có công suất phát điện thêm 5 MW/giờ.

Khi dự án được hoàn thành, toàn bộ rác thải sinh hoạt được tập kết về khu liên hợp xử lý rác thải tỉnh Bình Dương (trên 2.500 tấn rác thải sinh hoạt/ngày, hiện công suất xử lý mới đạt 1.700 tấn/ngày) sẽ được phân loại toàn bộ và tái chế làm phân hữu cơ, qua đó giảm thiểu số lượng rác thải chôn lấp.

Đối với lò đốt rác thu nhiệt phát điện được tài trợ vốn vay của đối tác quốc tế, dự án tại Bình Dương sẽ được đầu tư công nghệ tiên tiến, qua đó xỉ tro còn lại thấp và xỉ tro này sẽ tiếp tục được tái chế ra các loại gạch, bê tông để bảo vệ môi trường.

Bình Dương vay tiền xử lý rác sinh hoạt thành phân bón, phát điện - Ảnh 2.

Một máy phát điện từ xử lý rác thải tại khu liên hợp xử lý rác thải tỉnh Bình Dương. Dự kiến toàn bộ rác thải sinh hoạt được tập kết về khu liên hợp này sẽ được xử lý, tái chế chứ không chôn lấp - Ảnh: B.SƠN

Trước đó, Ngân hàng ADB và JICA cũng từng cho Công ty Nước - Môi trường Bình Dương vay tổng cộng 36 triệu USD không qua bảo lãnh Chính phủ (doanh nghiệp tự chủ và tự trả vốn) để thực hiện các dự án xử lý rác thải và nước thải.

Ông Mai Hùng Dũng - phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bình Dương - cho biết trước đây các cơ quan quốc tế cho vay với các dự án xử lý nước thải, rác thải để bảo vệ môi trường phải có sự bảo lãnh của Nhà nước. 

Tuy nhiên, khoản vay 20 triệu USD lần này, cũng như một số khoản vay trước đó được Ngân hàng ADB và JICA Nhật Bản cho vay không thông qua bảo lãnh Chính phủ. Qua đó đã giúp giảm áp lực nợ công và cho thấy các dự án môi trường tại Bình Dương có hiệu quả, tạo được niềm tin và đạt tiêu chuẩn khắt khe của các đối tác quốc tế.

UBND tỉnh Bình Dương cho biết sẽ chỉ đạo các sở, ngành hỗ trợ chủ đầu tư thực hiện dự án đúng pháp luật, minh bạch và có chính sách phù hợp để dự án đạt hiệu quả kinh tế, có thể tự chủ kinh phí hoàn trả vốn vay.

Bình Dương có nhà máy biến rác thải thành gạch, phân bón Bình Dương có nhà máy biến rác thải thành gạch, phân bón

TTO - Với nguồn rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp tưởng như không có giá trị nhưng tỉnh Bình Dương đã biến rác thành 'tài nguyên' để chế biến thành năng lượng và các sản phẩm có giá trị.

BÁ SƠN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp