02/08/2021 19:50 GMT+7

Bình Dương nóng ruột xin tiêm thử nghiệm vắc xin Nano Covax cho 200.000 công nhân

BÁ SƠN
BÁ SƠN

TTO - Nóng ruột vì thiếu nguồn vắc xin trong khi tình hình COVID-19 ngày càng phức tạp hơn, cộng đồng doanh nghiệp tại Bình Dương đã “xung phong” xin được tiêm vắc xin Nano Covax sản xuất trong nước với số lượng lớn.

Bình Dương nóng ruột xin tiêm thử nghiệm vắc xin Nano Covax cho 200.000 công nhân - Ảnh 1.

Thiếu vắc xin và trang thiết bị y tế đang là một khó khăn trong công tác chống dịch COVID-19, cần sự chung tay của cộng đồng. Trong ảnh: đại diện chủ đầu tư Khu công nghiệp Đồng An tặng xe cấp cứu cho trung tâm y tế tại Bình Dương - Ảnh: B.S.

Ngày 2-8, ông Võ Văn Minh - chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương - đã ký văn bản hỏa tốc gửi Bộ Y tế về việc xin tham gia chương trình tiêm thí điểm vắc xin Nano Covax giai đoạn 3 (được triển khai từ giữa tháng 6-2021 và dự kiến kết thúc trong tháng 8-2021).

Đáng chú ý, số lượng vắc xin mà Bình Dương đăng ký thử nghiệm lên tới 200.000 người; chiếm khoảng 16% trong tổng số hơn 1,2 triệu người lao động tại các nhà máy, xí nghiệp trong toàn tỉnh.

Lý giải về việc này, UBND tỉnh Bình Dương cho biết việc đăng ký thử nghiệm vắc xin Nano Covax từ văn bản đề xuất của Liên đoàn Doanh nghiệp tỉnh, trong bối cảnh diễn biến dịch bệnh COVID-19 đang tiếp tục phức tạp.

Ông Mai Hữu Tín - chủ tịch Liên đoàn Doanh nghiệp tỉnh Bình Dương - cho biết đề xuất đăng ký thử nghiệm Nano Covax số lượng lớn dù vắc xin này chưa chính thức được cấp phép vì ông và các thành viên liên đoàn có niềm tin vào hiệu quả của vắc xin được sản xuất trong nước.

"Các doanh nghiệp sẵn sàng bỏ chi phí để tiêm vắc xin trong nước cho người lao động của mình. Giải pháp vắc xin vẫn là giải pháp tốt nhất để phòng chống COVID-19, rẻ hơn nhiều so với chi phí xét nghiệm cũng như thiệt hại gây ra nếu người lao động bị nhiễm COVID-19" - ông Mai Hữu Tín nói.

Vắc xin Nano Covax được một doanh nghiệp trong nước nghiên cứu, đang được thử nghiệm lâm sàng và đã được xác nhận hiệu quả bước đầu, chờ cấp phép chính thức của cơ quan y tế.

Liên đoàn Doanh nghiệp tỉnh Bình Dương là tổ chức đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp trong toàn tỉnh, gồm các doanh nghiệp lớn và đại diện của tất cả các hiệp hội doanh nghiệp ngành nghề trong địa bàn.

Tỉnh Bình Dương có nhiều người nhập cư, đóng góp hầu hết lực lượng lao động tại các nhà máy, xí nghiệp. Tính tới tối 2-8, tỉnh Bình Dương đã có trên 17.800 ca nhiễm và dự kiến số ca nhiễm có thể tăng lên 20.000 ca trong thời gian tới.

Mặc dù Bình Dương là địa bàn nóng thứ hai cả nước về COVID-19, chỉ sau TP.HCM, nhưng hiện nay lượng vắc xin vẫn còn rất thiếu. 

Bình Dương có kế hoạch tiêm vắc xin cho trên 95% công dân trên 18 tuổi (tổng nhu cầu 3,2 triệu liều), nhưng tới nay mới có 97.600 liều được tiêm và đang triển khai tiêm tiếp 285.000 liều từ nguồn phân bổ của Bộ Y tế.

Trên 12.000 ca mắc COVID-19, Bình Dương ứng phó ra sao? Trên 12.000 ca mắc COVID-19, Bình Dương ứng phó ra sao?

TTO - Tính đến 19h tối 30-7, Bình Dương đã ghi nhận 12.604 ca mắc COVID-19. Vì sao tỉnh này trở thành 'điểm nóng' chỉ sau TP.HCM? Kế hoạch ứng phó của tỉnh ra sao?

BÁ SƠN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp