01/12/2022 12:27 GMT+7

Bình đẳng giới có cần phải đưa ra các thống kê bêu xấu đàn ông?

TUỔI TRẺ ONLINE
TUỔI TRẺ ONLINE

TTO - Xung quanh câu chuyện "Phụ nữ dành trung bình 20,2 giờ/tuần để dọn dẹp nhà cửa, giặt quần áo, chăm sóc gia đình..., trong khi nam giới chỉ dành 1/2 thời gian này", nhiều bạn đọc cho rằng thống kê này còn phiến diện. Thực tế chưa chắc đã vậy.

Bình đẳng giới có cần phải đưa ra các thống kê bêu xấu đàn ông? - Ảnh 1.

"Chuẩn men" thời nay không hiếm những đàn ông sẵn sàng rửa chén phụ vợ - Ảnh: T.MY

Nhằm góp thêm một góc nhìn, chuyên mục Bạn đọc làm báo tiếp tục một số ý kiến cánh mày râu tranh luận về đề tài này.

Sao phụ nữ mặc nhiên cho mình là chân yếu tay mềm và đương nhiên hiểu các việc nặng nhọc gánh vác là của nam giới?

Sao không đặt câu hỏi ngược lại là tại sao các việc nặng nhọc lại của nam giới?

Xã hội bây giờ đề cao bình đẳng là đúng, phụ nữ và nam giới bình đẳng trong nghiên cứu khoa học, làm kinh tế. 

Phụ nữ cũng có rất nhiều người thành đạt danh giá trong nhiều lĩnh vực, nam giới cũng vậy. 

Tuy nhiên xã hội luôn có các việc đặc thù mà mỗi giới mặc nhiên thực hiện, có những việc cả hai giới đều làm được, có việc thì chỉ có thể là nam hoặc nữ làm.

Việc nhà nam giới cũng có thể làm được vì không nặng nhọc gì, chỉ là có thể không khéo léo lắm thôi (nhiều phụ nữ cũng không khéo và rất vụng trong việc nhà).

Nên trong xã hội bình đẳng thì cần tuyên truyền công bằng để khuyến khích sự sẻ chia thông cảm cùng nhau, thay vì đưa ra các thống kê làm mất mặt cánh đàn ông. 

Theo tôi, bình đẳng không chỉ việc của gia đình và cũng phải đảm bảo công việc ở cơ quan đơn vị, xã hội.

Ý kiến bạn đọc Nguyễn Gia Thái

Tôi là đàn ông, tôi cũng đang đi làm, nhưng thời gian tôi làm 8 giờ mỗi ngày, trừ thời gian đi công tác, tôi thường xuyên làm việc nhà như quét nhà, giặt quần áo, lau chùi bếp... 

Nhưng vấn đề ở đây muốn nói là nếu có cái việc kiểu chỉ dành cho đàn ông như chống dột, vác bao đất lên sân thượng, rinh cái chậu cây... 

Thì nếu như nói phụ nữ cũng có tay thì có nên bắt họ phải làm không? Do đó cần phải hài hòa chứ không nên phê phán. Chỉ phê phán những ai lười nhác thôi.

Ý kiến bạn đọc Quang 

1. Đâu phải nhà nào cũng thế! 

2. Việc nhà là việc gì cụ thể, thay bóng đèn đường dây điện, chỉnh ống nước... thì sao? 

3. Khi hai người cưới nhau nếu chưa mua nhà thì có bao giờ bên trai đi hỏi người vợ bao giờ mua nhà không? Hay câu hỏi này đặt trên vai người chồng!.. 

Phụ nữ có ngày 8-3, ngày 20-10, lễ Tình nhân đi nữa thì mặc định là nam phải quan tâm tặng quà, dẫn đi ăn là nam người yêu/chồng?... Tổng áp lực này có mấy người quan tâm!...

Ý kiến bạn đọc Tho

Đã đòi công bằng thì phải đi đến cùng, dẹp 8-3, dẹp 20-10, phụ nữ cũng phải gánh vác trụ cột gia đình như đàn ông... 

Như vậy thì có ông nào dám lười nhác việc nhà, nhiều khi các ông chồng sẵn sàng làm, chia sẻ việc nhà để vợ gánh bớt áp lực trụ cột gia đình.

Cuộc sống vốn dĩ là bất đẳng thức, vì vậy cũng đừng nên đòi hỏi sự công bằng giữa nam và nữ.

Thân.

Ý kiến bạn đọc Dương Văn Khương

Kính thưa anh chị em.

Việc nhà thời chia ra làm 5-7 loại, loại nặng loại nhẹ. Vợ tôi từ ngày lấy nhau hơn 20 năm chạy tổng cộng qua 5 chiếc xe máy, giờ thêm xe của con 2 chiếc và 1 con ô tô gia đình nhưng chưa từng biết thay nhớt, căn sên, sửa chữa, rửa xe, bảo trì. 

Tôi và vợ ở nhà riêng cũng hơn 20 năm, cất nhà cải tạo nhà 3 lần. Thường nhật thì bảo trì đèn, điện, nước vợ tôi chưa từng đụng móng tay. Thông cống nghẹt, nước mưa dột cũng chờ chồng về sửa lại. 

Nhà nhiều thiết bị điện từ máy giặt, lò microwave, tủ lạnh, bếp từ, bếp chiên không dầu, máy lọc nước cho đến các thiết bị phổ thông, cánh cửa, ổ khóa... cũng chờ chồng về lắp và sửa chữa. Có khi đi công tác cả tuần về đến nhà chồng cũng phải tranh thủ làm việc nhà để gia đình còn dùng. 

Tóm lại nặng nhọc, đòi hỏi kỹ năng hay dơ bẩn thì chồng giành tất. Chỉ còn việc nấu cơm, canh là nhường phần vợ. Kể cả vợ bệnh thường xuyên cho chồng ăn cơm hộp chồng cũng không phiền. 

Các bà ăn xong, lo diện mất thì giờ và chỉ ngó nghiêng cái nồi cơm, vài ba cái bát rửa rồi kể lể... Thật sự không có chúng tôi thì quý vị cũng phải tự nấu, có chồng thì chỉ là thêm 1 cái chén để rửa. 

Nếu được, thì cứ chia theo công việc, việc ai phụ trách thì làm. Và nếu được thì chia hai cả tiền chi phí nhà cửa gia đinh vì vợ cũng có 2 tay, đừng đặt gánh nặng tài chính lên tay đàn ông. 

Còn về nuôi dạy con cái, người lo tiền thì người lo đưa đón. Nếu cả hai đều không làm được thì hùn tiền thuê dịch vụ đưa đón, học thêm... 

Ngẫm lại tôi thấy lắm phụ nữ muốn cào bằng vai trò và quyền lợi, quyền hạn với đàn ông nhưng trách nhiệm thì né việc nặng, né trách nhiệm tài chính... vì đó là vai trò đàn ông. 

Thú thật tôi học YouTube 3 tháng và nấu ăn không tồi, nếu ai đó thách chia hai mọi thứ, tôi sẵn lòng. 

Ý kiến bạn đọc N.Trieu Duy

Bạn quan tâm và muốn chia sẻ thêm điều gì? Theo bạn, hiện có còn tư tưởng trọng nam khinh nữ? Làm sao dung hòa việc gia đình?

Mọi phản ảnh, góp ý, hiến kế... mời bạn gởi đến PHẢN HỒI TRONG NGÀY qua phần BÌNH LUẬN dưới bài viết.

Tranh luận: Ai cũng có 2 tay, sao đàn ông không làm được việc nhà? Tranh luận: Ai cũng có 2 tay, sao đàn ông không làm được việc nhà?

TTO - Xung quanh câu chuyện phụ nữ dành trung bình 20,2 giờ/tuần để dọn dẹp nhà cửa, giặt quần áo, nấu ăn, đi chợ, chăm sóc gia đình và con cái, trong khi nam giới chỉ dành 1/2 thời gian này, nhiều bạn đọc Tuổi Trẻ Online đã có tranh luận sôi nổi.

TUỔI TRẺ ONLINE
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp