23/12/2023 21:39 GMT+7

Bình Chánh có gì mà làm du lịch?

Trước đây khi thiết kế tour du lịch đầu tiên Bình Chánh: Những điều chưa kể, nhiều người hoài nghi đặt câu hỏi: Bình Chánh có gì mà làm du lịch?

Làng làm nhang ở Bình Chánh đã có tuổi đời gần 100 năm - Ảnh: HOÀNG LÊ

Làng làm nhang ở Bình Chánh đã có tuổi đời gần 100 năm - Ảnh: HOÀNG LÊ

"Nhưng nhiều điều ở huyện này sẽ làm bạn bất ngờ lắm đấy", ông Trần Quang Duy, giám đốc Công ty du lịch Chim Cánh Cụt, bảo.

Ngày 23-12, Sở Du lịch TP.HCM và UBND huyện Bình Chánh cùng Công ty du lịch Chim Cánh Cụt đi thị sát các điểm đến để làm cơ sở hình thành cho tour du lịch thứ 2 Bình Chánh: Những điều chưa kể.

Các địa điểm mới lần này bên cạnh việc gắn liền với lịch sử còn phản ánh cuộc sống nông thôn mới của huyện.

Đó là khu di tích Láng Le - Bàu Cò và khu tưởng niệm liệt sĩ trong cuộc tiến công Mậu Thân 1968, trại nuôi cá chép Koi, vườn trồng dưa lưới Huỳnh Long công nghệ cao, làng sản xuất nhang Lê Minh Xuân, làng trồng mai vàng Bình Lợi.

Chủ xách chổi đuổi khi được mời làm du lịch

Nếu như hành trình tour 1 Bình Chánh những điều chưa kể mang yếu tố tôn giáo khi các điểm đến là Bát Bửu Phật Đài, tham quan Học viện Phật giáo Việt Nam - trường đại học Phật giáo đầu tiên đào tạo cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ Phật học cho tăng, ni, sinh viên, học viên và nghiên cứu sinh, tour 2 gắn liền với đời sống của người dân làm nông nghiệp nơi đây.

Tham quan khu di tích Láng Le - Bàu Cò  - Ảnh: HOÀNG LÊ

Tham quan khu di tích Láng Le - Bàu Cò - Ảnh: HOÀNG LÊ

Đó là mô hình nuôi cá Koi tại ấp 1, xã Bình Lợi với khoảng 30 hộ dân đổi đời nhờ nuôi cá Koi. Khách tham quan có thể cho cá ăn, nếu thích thì tự lựa và mua cá về nuôi.

Còn làng mai Bình Lợi nổi tiếng với những cây mai có bông to, một bông mười mấy cánh hoa. Có cây mai có bộ rễ to khỏe được chăm sóc như bonsai. Vườn mai rộng đến mức mà Tết đến phải thuê 50 người vặt lá cho mai nở.

Tham quan khu trồng dưa lưới chất lượng cao - Ảnh: HOÀNG LÊ

Tham quan khu trồng dưa lưới chất lượng cao - Ảnh: HOÀNG LÊ

Du khách tham quan vườn dưa lưới trồng theo công nghệ cao, ngắm nhìn mỗi cây dưa chỉ để cho đậu một trái chất lượng.

Khách có thể ngắm những cây dừa lùn, chỉ cần đưa tay ra là có thể hái trái dừa uống mát lành.

Làng sản xuất nhang Lê Minh Xuân nằm khuất trong con đường nhỏ đã có tuổi đời gần 100 năm.

Nơi đây được Sở Du lịch TP.HCM chọn là 1 trong 100 điều thú vị của TP.HCM trong năm 2023.

Nhưng có lẽ không phải ai cũng biết TP.HCM có một làng nghề lâu năm như vậy. Thậm chí, ngay bản thân chủ của các cơ sở sản xuất cũng thấy… bình thường.

Ông Huy nhớ lại: "Năm 2021, khi dịch COVID-19 vừa ổn định, tôi có đến cơ sở sản xuất nhang đề nghị hợp tác làm du lịch. Chủ nhà không thèm tiếp mà còn xách chổi đuổi chúng tôi. Sau một thời gian thuyết phục, họ đồng ý và nơi đây trở thành điểm đến yêu thích trong tour du lịch Bình Chánh: Những điều chưa kể".

Vẫn còn nhiều việc cần làm

Dù thú vị bởi mang đậm chất đời sống nông thôn, để những điểm trên trở thành điểm du lịch hấp dẫn còn nhiều việc cần phải làm, mà đầu tiên từ cái toilet, đơn giản bởi một số điểm còn khá sơ khai.

Tham quan làng mai Bình Lợi - Ảnh: HOÀNG LÊ

Tham quan làng mai Bình Lợi - Ảnh: HOÀNG LÊ

Anh Kim, một chủ nhà trong làng mai Bình Lợi, bảo gia đình anh đang cải tạo vườn, trồng thêm nhiều loại hoa để du khách có thể chụp hình khi tham quan.

Còn ông Nhân, chủ cơ sở dưa lưới Huỳnh Long, nói nếu cơ sở ông được thêm vào điểm du lịch thì ông thấy vui vì góp phần phát triển kinh tế huyện.

Dĩ nhiên cơ sở trồng cây của ông cải tạo lại mặt bằng để gọn gàng, sạch sẽ tạo cho du khách cảm giác thoải mái.

Đại diện Sở Du lịch TP.HCM có mặt trong chuyến khảo sát cũng cho biết trên cơ sở chuyến đi này,  sở sẽ có đánh giá, góp ý để tour thứ 2 Bình Chánh: Những điều chưa kể hoàn thiện, đưa vào hoạt động đại trà.

"Có địa điểm ổn nhưng có nơi cần phải đầu tư thêm về cơ sở vật chất", vị này nói.

Ngoài việc hoàn thiện ở mỗi điểm tham quan, cơ sở hạ tầng của Bình Chánh cũng là điều cần được đầu tư nhiều hơn nữa.

Bốn địa chỉ được giới thiệu không quá xa nhau, nhưng xe chở khách tham quan cứ phải chạy đánh vòng mấy cây số mới có thể tới vì chưa có những cây cầu lớn.

Theo nguồn Sở Du lịch TP.HCM, trong kết quả khảo sát gần nhất, du khách dành 25% thời lượng để tìm hiểu các giá trị văn hóa và di sản tại điểm đến.

56% khách quốc tế muốn tìm hiểu về văn hóa khi đến TP.HCM và sản phẩm du lịch văn hóa đóng góp 41% GDP du lịch,

Du lịch TP.HCM gặp khó khăn vì nhiều di tích đã xuống cấp, giao thông tiếp cận chưa thuận lợi, chưa có các dịch vụ bổ trợ phục vụ du lịch, nhân lực tại di tích cần được bổ sung thêm về kỹ năng phục vụ khách du lịch, tăng trải nghiệm cho khách.

TP.HCM có 113 di tích cần khoảng 1.400 tỉ đồng để tu bổ, tôn tạoTP.HCM có 113 di tích cần khoảng 1.400 tỉ đồng để tu bổ, tôn tạo

Sáng 29-7, tại Đài Tiếng nói nhân dân TP.HCM diễn ra chương trình Đối thoại cùng chính quyền thành phố với chủ đề 'Đầu tư xây dựng, tu bổ, tôn tạo và khai thác các công trình di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn'.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp