02/05/2024 09:10 GMT+7

Biểu tình phản chiến lan như 'cháy rừng' ở Mỹ

BÌNH AN
và 1 tác giả khác

Tại các trường đại học ở Mỹ, những cuộc biểu tình của sinh viên bày tỏ sự ủng hộ với Palestine và phản đối cuộc chiến của Israel ở Dải Gaza hiện chưa có dấu hiệu dừng lại.

Cảnh sát bắt giữ sinh viên biểu tình ủng hộ Palestine tại Đại học Columbia, TP New York (Mỹ) - Ảnh: AFP

Cảnh sát bắt giữ sinh viên biểu tình ủng hộ Palestine tại Đại học Columbia, TP New York (Mỹ) - Ảnh: AFP

Tối 30-4 (giờ địa phương), hàng chục cảnh sát New York trong trang phục chống bạo động đã ập vào khuôn viên Đại học Columbia. 

Cảnh sát đi về khu lều trại do sinh viên dựng lên, tiến vào tòa nhà Hamilton Hall mà người biểu tình chiếm giữ trước đó và đưa các sinh viên ra khỏi trường với tay bị trói sau lưng.

Đại học Columbia "nóng"

Vụ việc trên diễn ra trong bối cảnh các nhà quản lý đại học trên khắp nước Mỹ nỗ lực ngăn chặn các cuộc biểu tình phản chiến ở hàng chục ngôi trường. Những ngày qua, cảnh sát và các nhà quản lý đại học Mỹ đã đụng độ với người biểu tình ủng hộ Palestine tại càng nhiều trường đại học. Họ bắt giữ sinh viên, dỡ bỏ lều trại và dọa đuổi học.

Hôm 30-4, sau khi người biểu tình chiếm giữ tòa nhà Hamilton Hall qua đêm, Đại học Columbia đã nhờ cảnh sát can thiệp một lần nữa và yêu cầu họ tiếp tục có mặt tại trường cho đến ngày 17-5 (tức sau lễ tốt nghiệp dự kiến vào ngày 15-5). 

Người biểu tình trước đó đã đập vỡ cửa sổ, xông vào tòa nhà Hamilton Hall và giăng biểu ngữ đổi tên nơi đây thành "Hội trường Hind" (tên một bé gái người Palestine 6 tuổi thiệt mạng trong xung đột Israel - Hamas).

"Các sự kiện trong khuôn viên trường đêm qua khiến chúng tôi không còn lựa chọn nào khác" - bà Nemat Shafik, chủ tịch Đại học Columbia, cho biết trong thư gửi một quan chức Sở Cảnh sát New York đề nghị hỗ trợ.

Nhà Trắng đã chỉ trích các sinh viên chiếm giữ tòa nhà Hamilton Hall. Người phát ngôn Nhà Trắng Andrew Bates nói hôm 30-4: "Tổng thống Biden tôn trọng quyền tự do ngôn luận, nhưng các cuộc biểu tình phải diễn ra ôn hòa và hợp pháp. Việc chiếm giữ các tòa nhà bằng vũ lực không phải ôn hòa và điều đó là sai trái. Những biểu tượng và phát ngôn thù hận không có chỗ đứng ở Mỹ".

Làn sóng biểu tình của sinh viên đã bùng lên sau vụ bắt giữ ít nhất 108 người biểu tình tại Đại học Columbia vào hôm 18-4, sau khi các nhà quản lý đại học xuất hiện trước Quốc hội Mỹ và cam kết sẽ hành động mạnh tay. Kể từ đó, sự can thiệp của cảnh sát tại khuôn viên một số trường đại học, gồm cả ở những thành phố lớn nhất của Mỹ, đã dẫn đến nhiều vụ bắt giữ.

Đại học Columbia đã nhờ cảnh sát can thiệp hai lần trong tháng 4. Theo báo New York Times, nhiều người hoan nghênh quyết định gọi cảnh sát của Đại học Columbia và cho rằng chủ tịch Shafik có đủ quyền để ngăn chặn các cuộc biểu tình trái phép. 

Tuy nhiên, quyết định này cũng đã gây ra làn sóng phản đối mới từ các sinh viên, giảng viên, nhóm tự do ngôn luận và những người chỉ trích Israel. Những người này cho rằng việc ngăn chặn các cuộc biểu tình ôn hòa là phản tác dụng, đặc biệt trong khuôn viên đại học.

Tại Đại học Columbia, người biểu tình đang đưa ra ba yêu cầu gồm: Thoái vốn khỏi bất kỳ công ty nào có liên hệ với Israel hoặc các doanh nghiệp đang thu lợi từ xung đột Israel - Hamas, minh bạch hơn về tài chính của trường, và miễn trừng phạt các sinh viên cũng như giảng viên bị kỷ luật trong các cuộc biểu tình.

Tuần này, bà Shafik khẳng định Đại học Columbia sẽ không thực hiện yêu cầu thoái vốn nói trên. Thay vào đó, bà đề xuất đầu tư vào y tế và giáo dục ở Dải Gaza, đồng thời làm cho các khoản đầu tư trực tiếp của trường minh bạch hơn.

Biểu tình lan sang Trung Đông, châu Âu

Tại khuôn viên Đại học Columbia, người biểu tình lần đầu tiên dựng lều trại cách đây gần hai tuần. Khi đó nhà trường đã gọi cảnh sát đến dọn lều, bắt giữ nhiều người nhưng rồi sinh viên vẫn tiếp tục quay lại biểu tình. 

Câu chuyện tại Đại học Columbia đã truyền cảm hứng cho một làn sóng dựng lều trại tương tự tại nhiều trường đại học trên khắp nước Mỹ. Hiện tại phong trào biểu tình này chưa có dấu hiệu dừng lại. Hãng tin AFP bình luận tình trạng bất ổn đang quét qua các cơ sở giáo dục đại học của Mỹ như "cháy rừng".

Theo báo Washington Post, các cuộc biểu tình phản chiến trong các đại học Mỹ cũng đã lan sang Trung Đông và châu Âu. Từ Kuwait đến Lebanon, Ai Cập và TP Ramallah (Bờ Tây), sinh viên đã chiếm lấy các vị trí trung tâm trong khuôn viên trường và giương các biểu ngữ vào hôm 29 và 30-4. Họ kêu gọi chấm dứt cuộc chiến của Israel ở Dải Gaza và đòi các trường đại học thoái vốn khỏi các công ty làm ăn với Israel.

Israel và các bên ủng hộ nước này cho rằng các cuộc biểu tình trong đại học Mỹ là "bài Do Thái", còn những bên chỉ trích Israel thì cho rằng Tel Aviv chỉ sử dụng cáo buộc này nhằm bịt miệng phe phản đối.

Mặc dù camera đã ghi lại cảnh một số người biểu tình đưa ra những thông điệp bài Do Thái hoặc đe dọa bạo lực, nhưng các nhà tổ chức biểu tình (một số là người Do Thái) khẳng định đây là cuộc biểu tình ôn hòa nhằm bảo vệ quyền lợi của người Palestine và phản đối chiến tranh. 

Tại Đại học Columbia, những người biểu tình tuyên bố sẽ không dừng lại cho đến khi các yêu cầu của họ được đáp ứng.

1.000

Theo Đài CNN, kể từ hôm 18-4 (bắt đầu hoạt động biểu tình tại ĐH Columbia) đến nay, hơn 1.000 người đã bị bắt tại các trường ĐH, CĐ ở Mỹ, từ ĐH Columbia cho tới ĐH Texas ở Austin, ĐH Bắc Carolina, ĐH Nam California.

Mỹ bắt 20 sinh viên biểu tình trong vụ đập phá Đại học ColumbiaMỹ bắt 20 sinh viên biểu tình trong vụ đập phá Đại học Columbia

Tính đến ngày 1-5, cảnh sát thành phố New York (Mỹ) đã bắt giữ hơn 20 sinh viên sau vụ biểu tình ủng hộ Palestine tại Đại học Columbia tối 30-4 giờ địa phương.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp