Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Nguyễn Hồng Ân, phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Nai, cho hay căn biệt thự trăm tuổi ở phường Bửu Long, TP Biên Hòa, Đồng Nai (nhà lầu ông Phủ) từng được UBND tỉnh Đồng Nai đưa vào danh sách xếp hạng di tích - danh thắng.
Cụ thể, theo ông Ân, năm 2016, ban quản lý di tích - danh thắng (lúc đó thuộc sở) đã nghiên cứu, đánh giá sơ bộ biệt thự trên và đề nghị bổ sung vào danh mục đề nghị xếp hạng di tích cấp tỉnh.
Ban đánh giá đây là ngôi nhà cổ có giá trị về mặt kiến trúc - nghệ thuật.
Tuy nhiên, khi ban liên lạc với người đang quản lý căn biệt thự cổ, đề nghị phối hợp lập hồ sơ để đưa vào danh mục thì phía gia đình từ chối.
Đây là lý do ban quản lý di tích - danh thắng không thể lập hồ sơ di tích, nên đưa ra khỏi danh mục lập hồ sơ xếp hạng di tích.
"Đến năm 2013, khi biết biệt thự cổ nằm trên dự án ven sông Đồng Nai thì một người ở TP.HCM là người thân trong gia đình có biệt thự cổ có đơn đề nghị bảo tồn. Sau khi nhận đơn, sở đã chuyển cho ban quản lý dự án TP Biên Hòa xem xét", ông Ân nói.
Liên quan đến diễn biến có dỡ bỏ căn biệt thự để làm dự án ven sông hay không, ông Nguyễn Hồng Ân cho biết:
"Đến thời điểm này các sở, ngành họp, có ý kiến với tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Nai đều đề nghị giữ lại biệt thự để làm bảo tồn.
Điều này cũng phù hợp với nghị quyết số 12 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XI về xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, con người Đồng Nai… Tuy nhiên, mọi việc vẫn phải chờ lãnh đạo tỉnh có kết luận cuối cùng".
Biệt thự cổ nằm trong dự án ven sông Đồng Nai
Theo bảng chiết tính giá bồi thường để thực hiện dự án đường ven sông Đồng Nai, cơ quan chức năng định giá bồi thường ngôi biệt thự cổ này số tiền gần 5,4 tỉ đồng.
Qua khảo sát, cơ quan chức năng ghi nhận khu vực quy hoạch để thực hiện dự án sẽ "lấn" vào nhà lầu ông Phủ khoảng 9m, tương đương khoảng một nửa biệt thự này nằm trong phạm vi quy hoạch thực hiện dự án.
Sau khi dư luận lên tiếng, một số sở, ngành ở Đồng Nai có ý kiến nên mua luôn ngôi biệt thự trăm tuổi để có sự quản lý của nhà nước và làm công tác bảo tồn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận