21/07/2012 07:20 GMT+7

Biết hài lòng với điều mình đang có

LÊ PHẠM PHƯƠNG LAN
LÊ PHẠM PHƯƠNG LAN

TT - Để giáo dục con trẻ biết quý trọng và hài lòng với những gì đang có không phải đơn giản. Một số phụ huynh đã phân vân, lo lắng khi chứng kiến cảnh con cái tự làm đau mình do thất vọng về bản thân.

dCLHNXvN.jpgPhóng to
Trong hành trình phát triển của con, cha mẹ cần đồng hành sát sao để khuyến khích, động viên trẻ, giúp trẻ tự tin hơn (ảnh minh họa) -Ảnh: Quân Nam

Chị K.P. (Đà Nẵng) không thể tin nổi đứa con trai yêu thương của chị lại có thể dùng dao lam cắt mạch máu ở tay với ý định tự tử mà nguyên nhân tưởng chừng hết sức “lãng xẹt”: bị bạn bè bông đùa, trêu chọc.

Từ những mặc cảm

Tự trải nghiệm

Trẻ cảm thấy tự ti và chưa yêu quý, trân trọng bản thân vì chưa thấy được những tiềm năng của mình. Cha mẹ cần giúp trẻ có những trải nghiệm trong cuộc sống để nhận thấy khả năng của mình. Khơi gợi và tạo điều kiện cho con thể hiện năng lực. Những công việc trẻ chủ động tiến hành sẽ giúp trẻ cảm thấy tự tin, yêu đời hơn. Đừng quên giúp con biết gạt bỏ những suy nghĩ tiêu cực và đừng ngại cho con biết chấp nhận thất bại.

Nhìn con trai lim dim nằm trên giường bệnh, chị P. vừa xót xa, vừa trách giận mình không quan tâm con tới nơi tới chốn. T.P., con chị, vốn hiền lành, ngoan ngoãn, học giỏi và được mọi người quý mến, nhưng lại mặc cảm về thân hình mảnh dẻ, yếu đuối. Ngày còn nhỏ, T.P. là đứa trẻ yếu ớt, khó nuôi, lại không được sống trong vòng tay yêu thương của cha (vì vợ chồng chị K.P. đã chia tay từ khi T.P. hơn 2 tuổi) nên chị hết sức bảo bọc con. Nhưng con trai chị luôn mặc cảm vì ngoại hình với làn da trắng hồng, mềm mại như con gái.

“Tôi từng khuyên con chơi các môn thể thao nhưng con kêu không đủ thời gian, đành thôi. Thế rồi, một lần, các bạn rủ con tôi đóng vai một nhân vật trong vở kịch, cháu không tự tin tham gia. Thế là các bạn trong lớp phê bình, thằng bé thấy lạc lõng và thất vọng về mình. Thêm vào đó là sự chọc ghẹo vô tình của các bạn nam trong lớp rằng cháu có dấu hiệu bị “bóng”. Điều đó khiến nó buồn bã và đi đến quyết định tự tử”, chị K.P. buồn bã nhớ lại.

H.A. (Biên Hòa, Đồng Nai) mới học xong lớp 8 nhưng cứ nằng nặc đòi ba mẹ cho ở nhà đi học nghề sửa xe máy. H.A. tâm sự: “Ngày trước con thường ốm dặt ốm dẹo nên khi đi học rất vất vả. Dù cố gắng rất nhiều nhưng kết quả học tập của con không khá lên là bao. Một số bạn trong lớp trêu con là đứa “thiểu năng trí tuệ” khiến con rất bi quan, chán chường mỗi khi đến lớp”.

Mẹ H.A. cho biết: “Tôi rất xót xa và thương con bởi khi đã học yếu hơn bạn bè, thằng bé sẽ nghĩ nó là đứa vô dụng, là gánh nặng của gia đình. Tôi đã phải khéo léo động viên con rất nhiều như “Con biết đấy, đối với cha mẹ, con là đứa con ngoan, hiếu thảo. Cần cù bù thông minh con ạ!”. Được sự khích lệ và quan tâm kịp thời của cha mẹ, H.A. tự tin hơn vào bản thân và nói sẽ cố gắng học cho xong chương trình phổ thông như mong muốn của gia đình.

Giúp con lạc quan

Hình thức bên ngoài cũng như sự đánh giá của bạn bè rất quan trọng đối với trẻ, nhưng gia đình hãy giúp trẻ nhận biết rằng đời sống tinh thần còn quan trọng hơn nhiều. Người lớn cần vun đắp để con có cuộc sống vui tươi lành mạnh, kể cho trẻ nghe những câu chuyện cổ tích có những nhân vật hạn chế về mặt hình thức, trí lực nhưng vẫn thành công trong cuộc sống, hay những tấm gương sáng vươn lên của những người khuyết tật...

Gia đình nên phân tích cho con thấy những mặt mạnh mà con có được, khuyến khích con phát huy khả năng, giá trị bản thân. Cần giúp cho trẻ hiểu trong cuộc sống, không có ai toàn diện. Đừng quá tự ti và bi quan khi chỉ nhìn thấy hạn chế của bản thân. Do đó, dù thế nào đi nữa cũng nên sống lạc quan, luôn hài lòng với những gì mình có và hãy cố gắng để hoàn thiện hơn.

Trong quá trình giúp trẻ hình thành, phát triển nhân cách, gia đình cần hướng dẫn trẻ thấy được những khả năng vốn có của mình. Động viên trẻ phát huy những tố chất tích cực, giúp trẻ tự tin xây dựng hình ảnh bản thân. Cha mẹ hãy cùng trẻ chỉ ra những gì đang có, được thừa hưởng từ cha mẹ, trẻ sẽ nhận ra mình có được may mắn hơn rất nhiều người. Cũng cần gợi ý cho trẻ mạnh dạn nghĩ đến chuyện không phải điều gì mình mong muốn đều có thể thực hiện. Như thế trẻ sẽ đỡ bi quan khi nghĩ đến những việc mà mình chưa đạt như mong muốn.

Ngoài ra, cha mẹ nên đưa con trẻ đến thăm các bạn đồng trang lứa ở trại mồ côi hoặc trường khuyết tật để giúp trẻ nhận thấy mình may mắn và hiểu được giá trị của cuộc sống. Trẻ biết mình có vị thế như thế nào trong cuộc đời sẽ luôn cố gắng gìn giữ, bồi đắp những giá trị của mình để ba mẹ cũng như chính các bạn trẻ ấy luôn tự hào, hãnh diện về chính mình.

LÊ PHẠM PHƯƠNG LAN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp