Ảnh: NETWORK WORLD
Siêu máy tính vốn sử dụng một mạng lưới nhiều máy tính phân tán ở nhiều nơi để xử lý số liệu hoặc ứng dụng điện toán tập trung nhằm kết nối tạo ra một hệ thống lớn hơn.
Dựa trên nguyên tắc đó, Sisense Hunch sẽ lấy các tập dữ liệu lớn đòi hỏi khả năng tính toán và lưu trữ cao, phân tích bằng các công cụ nhận thức dữ liệu học, có thể tạo ra phản ứng phân tích micro cho các truy vấn chính xác đến 99% để tích hợp với các thiết bị IoT.
Khi mạng nơron Sisense Hunch tìm hiểu dữ liệu, nó không cần truy cập liên tục đến tập dữ liệu hoàn chỉnh, cho phép nó phản hồi truy vấn phân tích nhanh với dung lượng tối thiểu, đồng thời duy trì mức độ riêng tư của dữ liệu hoàn chỉnh.
Amir Orad, CEO của Sisense, cho biết: "Đó là cách thức biến các thiết bị IoT từ các bộ thu thập dữ liệu thành các máy phân tích dữ liệu thông minh."
Hiện tại, giải pháp này đang được thử nghiệm với nhiều khách hàng của công ty và trong quá trình đợi cấp bằng sáng chế.
Đây không phải là bước tiến duy nhất trong ngành công nghiệp IoT. Trước đó, Crypto Quantique có trụ sở tại Anh đã tung ra công nghệ IoT lượng tử hỗ trợ tất cả các loại thiết bị bảo mật trên thị trường hiện nay.
Công nghệ đằng sau đó bao gồm chip lượng tử (QDSC) trên silicon khi được kết hợp với các API mã hóa sẽ cung cấp khả năng bảo mật cao, dễ thực hiện và liền mạch cho mọi thiết bị được kết nối.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận