05/12/2022 08:05 GMT+7

Biến kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè trở thành điểm du lịch

NGUYỄN TẤN THƯ (quận Tân Phú, TP.HCM)
NGUYỄN TẤN THƯ (quận Tân Phú, TP.HCM)

TTO - Không phải ngẫu nhiên khi đến Việt Nam dự hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương 2017, Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã chọn kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè để chạy bộ dọc bờ kè để rèn luyện sức khỏe.

Biến kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè trở thành điểm du lịch - Ảnh 1.

Đi bộ dọc bờ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, quận 3, TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Sau gần 20 năm quyết liệt cải tạo, từ nơi bị ô nhiễm nặng, hai bên bờ nhà cửa lụp xụp, cỏ rác um tùm, kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đã trở thành địa chỉ vừa sạch đẹp vừa có những người dân thân thiện, hiếu khách. Vậy tại sao không biến nơi đây trở thành điểm du lịch nổi tiếng của TP?

Tốt nghiệp Trường đại học Sư phạm TP.HCM, tôi được phân công giảng dạy tại tỉnh Long An. Sau 10 năm, tôi được thuyên chuyển về lại TP. Tôi không khỏi bồi hồi, xúc động trước nhiều sự thay đổi mà đặc biệt là hình ảnh kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè ngày nay.

Hai bên bờ kênh là những hàng cây xanh mát và những khu vui chơi, giải trí, tập thể dục của người dân. Dọc theo con kênh là hai con đường tráng nhựa uốn theo dòng chảy, có thêm một số cây cầu xinh xắn kết nối đôi bờ.

Ngồi trên ghế đá, tôi đưa mắt ngắm nhìn suốt chiều dài con kênh, cảm thấy lòng mình thư thái, dễ chịu, xúc động, tự hào vì quê hương tôi bây giờ có một dòng kênh đẹp, hiền hòa, lững lờ trôi trong lòng TP, một cảnh quan đẹp không thua gì các nước phát triển.

Tuy nhiên, hiện du khách đến tham quan con kênh chưa nhiều. Để con kênh trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng, cần sự vào cuộc mạnh mẽ của các cơ quan chức năng. Tôi xin đề xuất thực hiện ba giải pháp.

1. Lập đội cảnh sát du lịch để giữ gìn sự sạch đẹp cho hai bên bờ kênh. Lực lượng này sẽ do Công ty Dịch vụ công ích thanh niên xung phong hoặc do Công an TP đảm trách, có chức năng kiểm tra và xử phạt những hành vi xả rác, phóng uế bừa bãi. Chính quyền nên cho xây dựng một số nhà vệ sinh công cộng lưu động và cố định có thu phí rải theo chiều dài của con kênh. Những nhà vệ sinh này cần được xây dựng khang trang, sạch đẹp.

2. Tổ chức cho thuê phương tiện xe đạp để du khách có thể tận hưởng toàn bộ cảnh sinh hoạt và tham quan một số danh lam, thắng cảnh, di tích văn hóa, chùa, công trình kiến trúc... ở hai bên bờ. Địa điểm cho thuê xe có thể đặt ở cầu Thị Nghè vì đó là nơi rất gần với nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng trong TP như Nhà thờ Đức Bà, Bưu điện trung tâm TP, di tích lịch sử dinh Độc Lập (Hội trường Thống Nhất)...

3. TP nên tiếp tục đẩy mạnh việc quảng bá hình ảnh kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè trên các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài nước.

Với sự đầu tư đồng bộ của cơ quan chức năng, tôi tin chắc kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè sẽ trở thành một điểm du lịch nổi tiếng thu hút được nhiều du khách và là niềm tự hào của người dân TP.

Mời tham gia diễn đàn "Kênh rạch Sài Gòn xưa - nay và ngày mai"

Vấn đề bảo vệ môi trường kênh rạch hiện là một thử thách đối với chính quyền và người dân TP.HCM - nơi tập trung sinh sống, làm ăn của hơn 10 triệu dân. Vùng đất Sài Gòn - Gia Định từ 300 năm qua đã gắn liền với sông Sài Gòn và những dòng kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Tân Hóa - Lò Gốm, Tàu Hủ - Bến Nghé...

Đó là huyết mạch giao thông, giao thương, tiêu thoát nước, xử lý môi trường và cũng là nét văn hóa của TP đông dân nhất nước.

Dù chính quyền có đề ra nhiều chính sách và luật lệ môi trường nhưng ý thức sinh hoạt cộng đồng trong mỗi cư dân sẽ là yếu tố quyết định để bảo vệ cho những dòng kênh mãi xanh.

Từ ngày 2-12, Tuổi Trẻ chính thức phát động diễn đàn "Kênh rạch Sài Gòn xưa - nay và ngày mai" để trân trọng tiếp nhận góp ý của quý bạn đọc. Nội dung viết về những ký ức, văn hóa kênh rạch xưa và nỗi buồn ô nhiễm của hôm nay, đồng thời hiến kế xây dựng cho ngày mai.

Bài viết xin gửi về email [email protected]. (Tác giả vui lòng ghi tên, số điện thoại và tài khoản nhằm giúp báo Tuổi Trẻ thuận lợi chi trả nhuận bút).

Cứu sông rạch là cứu chúng ta! Cứu sông rạch là cứu chúng ta!

TTO - TP.HCM được thiên nhiên ưu đãi khi ban tặng hai con sông chính: Sài Gòn và Đồng Nai cùng hệ thống kênh rạch phong phú. Phát triển đi đôi với bảo vệ món quà vô giá này là nhiệm vụ của thế hệ hôm nay và mai sau.

NGUYỄN TẤN THƯ (quận Tân Phú, TP.HCM)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp