03/08/2023 08:04 GMT+7

Biên giới Ba Lan - Belarus 'ngày càng nguy hiểm'

Căng thẳng đang gia tăng dọc biên giới giữa Ba Lan (thành viên NATO) và Belarus (đồng minh của Nga). Sự hiện diện của nhóm lính đánh thuê Wagner ở Belarus khiến Ba Lan thêm nhiều lo ngại.

Ngày 1-8, Ba Lan cáo buộc hai máy bay trực thăng quân sự của Belarus xâm phạm không phận của họ. Bộ Ngoại giao nước này cho biết đại diện lâm thời của Belarus "đã được triệu tập ngay lập tức", đồng thời yêu cầu Belarus giải thích cụ thể về vụ việc.

Ba Lan đưa thêm quân tới biên giới

Theo Hãng tin Reuters, người dân sống tại các khu vực gần TP Bialowieza phía đông Ba Lan, giáp với Belarus, đã chia sẻ lên mạng xã hội về hoạt động của máy bay trực thăng Belarus trước khi Bộ Quốc phòng Ba Lan cung cấp thông tin.

Phản ứng với động thái của Belarus, Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Mariusz Błaszczak đã tăng thêm số binh sĩ dọc biên giới phía đông và các nguồn lực quân sự khác, trong đó có trực thăng chiến đấu. Ba Lan cũng thông báo cho NATO về động thái của Belarus.

Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Belarus tuyên bố: "Thật khó tin trước các cáo buộc về việc máy bay trực thăng Mi-24 và Mi-8 của Belarus xâm phạm biên giới Ba Lan. Những cáo buộc này được giới lãnh đạo quân sự và chính trị Ba Lan đưa ra để biện minh cho việc tăng cường lực lượng quân sự gần biên giới Belarus".

Sau cuộc nổi loạn bất thành của Wagner ở Nga hồi cuối tháng 6, nhóm lính đánh thuê này chuyển đến Belarus theo thỏa thuận với Điện Kremlin và đã bắt đầu huấn luyện các binh sĩ Belarus. 

Để tăng cường bảo vệ biên giới, Ba Lan đã điều động hơn 1.000 quân tới gần biên giới với Belarus.

Dẫn lại thông tin tình báo phương Tây, Bộ Quốc phòng Ba Lan cho biết có khoảng 3.500 lính đánh thuê Wagner đang có mặt ở Belarus và con số này có thể sẽ tăng lên 10.000. 

Tuần trước, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki mô tả "tình hình đang ngày càng nguy hiểm" khi một nhóm gồm hơn 100 lính đánh thuê Wagner ở Belarus đã tiến gần biên giới Ba Lan.

Trong cuộc gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin hồi tháng 7, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko tiết lộ các chiến binh Wagner muốn "đến thăm" Ba Lan, đến thủ đô Warsaw và TP Rzeszow (đông nam Ba Lan), nơi mà họ tin là trung tâm cung cấp khí tài quân sự cho Ukraine trong cuộc chiến giành TP Bakhmut ở vùng Donbass.

Ngày 1-8, ông John Kirby - người phát ngôn Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ - cho biết "hiện Mỹ vẫn chưa thấy bất cứ nguy cơ cụ thể nào từ Wagner đặt ra với Ba Lan hay bất cứ quốc gia nào trong liên minh NATO". 

Còn Tổng thống Lithuania Gitanas Nauseda cảnh báo Wagner có thể thực hiện "nhiều hành vi khiêu khích" qua biên giới.

Lo kịch bản 2021 lặp lại

Biên giới Ba Lan - Belarus đã trở nên căng thẳng trong vài năm qua kể từ khi một lượng lớn di dân từ Trung Đông và châu Phi đổ tới đây để tìm cách vào EU qua ngả Ba Lan hay Lithuania.

Theo báo Financial Times, Ba Lan đang lo những gì xảy ra năm 2021 sẽ lặp lại. 

Thời điểm đó, EU cáo buộc ông Lukashenko dàn dựng một cuộc "chiến tranh hỗn hợp" bằng cách dụ dỗ hàng chục ngàn người di cư từ các nước như Iraq và tạo điều kiện để họ vượt biên vào EU. Theo giới chức EU, ông Lukashenko làm vậy để trả đũa việc phương Tây ủng hộ phe đối lập ở Belarus và đáp trả các lệnh trừng phạt mà phương Tây áp lên họ.

Chính phủ Ba Lan cáo buộc Belarus sử dụng người di cư để gây bất ổn cho Ba Lan và các nước EU khác. Để ngăn chặn di dân, năm ngoái Ba Lan đã xây dựng một hàng rào mới dọc theo một phần biên giới với Belarus mà Warsaw gọi là bức tường che chắn.

Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki đang lo các chiến binh Wagner có thể sẽ cải trang thành lính biên phòng Belarus và giúp các di dân bất hợp pháp đi vào lãnh thổ Ba Lan, gây bất ổn cho nước này trước cuộc bầu cử mùa thu năm nay. 

Ngoài ra, ông Mateusz còn lo nhóm Wagner sẽ tổ chức tấn công ngay tại Ba Lan bằng cách đóng giả là những người di cư. Theo Thủ tướng Mateusz, kể từ đầu năm 2023 đến nay đã có khoảng 16.000 lượt người di cư vượt biên trái phép vào Ba Lan.

Trong khi đó, Thứ trưởng Nội vụ Lithuania Arnoldas Abramavicius cảnh báo về khả năng đóng cửa biên giới của họ với Belarus. Ông Abramavicius lo ngại lính Wagner có thể cải trang thành những người xin tị nạn để vượt biên vào EU hoặc có hành vi khiêu khích người tị nạn.

Nguồn: Global Firepower - Dữ liệu: BÌNH AN - Đồ họa: TUẤN ANH

Nguồn: Global Firepower - Dữ liệu: BÌNH AN - Đồ họa: TUẤN ANH

Quan hệ Ba Lan - Ukraine gặp sóng gió

Trong ngày 1-8, Ba Lan và Ukraine đã triệu tập đại sứ của nhau tới để bày tỏ quan điểm. "Sóng gió" nổi lên sau khi ông Marcin Przydacz - cố vấn chính sách đối ngoại của tổng thống Ba Lan - nói Kiev nên thể hiện sự biết ơn nhiều hơn với Ba Lan vì những gì Warsaw đã giúp Kiev trong xung đột Nga - Ukraine.

Ông Marcin Przydacz cũng kêu gọi Chính phủ Ba Lan phải bảo vệ lợi ích của nông dân nước này, ám chỉ tới việc cấm nhập khẩu hàng hóa Ukraine.

Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Ukraine đã triệu tập đại sứ Ba Lan tại Kiev là Bartosz Cichocki tới để phản đối việc nói Ukraine "vô ơn" trước sự giúp đỡ của Ba Lan, cho rằng điều đó "không đúng sự thật và không thể chấp nhận".

Ba Lan tăng lính, báo NATO vì trực thăng BelarusBa Lan tăng lính, báo NATO vì trực thăng Belarus

Bộ Quốc phòng Ba Lan tăng quân tới biên giới sau khi cáo buộc trực thăng Belarus xâm phạm không phận nước này, trong khi Minsk bác bỏ.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp