Trong bốn đảo này thì Hòn Mun là điểm không thể bỏ qua, vì đây là khu dự trữ sinh quyển của Việt Nam đã được thế giới công nhận.
Khắc phục ngay sai sót Sáng 13-8, ông Trương Kỉnh - trưởng Ban quản lý khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang - đã cho kiểm tra và thừa nhận những phản ảnh trên của bạn đọc Tuổi Trẻ là chính xác. “Hộp thông tin này được làm từ năm 2004 và chúng tôi có thiếu sót là qua lại nhiều lần nhưng không phát hiện những sai sót trên đó. Ngay trong ngày 13-8, chúng tôi sửa ngay sai sót trong chữ “biển Đông”, đồng thời gỡ bỏ cụm từ “South China Sea” trong hộp thông tin này. Ban quản lý khu bảo tồn biển Nha Trang xin lỗi mọi người vì để xảy ra những sai sót như vậy” - ông Kỉnh nói. D.TH. ghi |
Ở Hòn Mun có ngôi nhà Trung tâm thông tin du khách có cả hai ngôn ngữ Anh và Việt. Nơi này dùng để trưng bày tranh ảnh liên quan đến việc bảo tồn biển tại Hòn Mun và những khu bảo tồn biển khác ở Việt Nam. Những thông tin này rất thú vị cho người dân địa phương lẫn du khách.
Tuy nhiên, trong những thông tin đấy có một mẩu tin được viết trên một tấm bảng nhỏ được đóng vào tường với hai ngôn ngữ Việt - Anh, mà sau khi đọc tôi thật sự ngỡ ngàng vì nội dung: “Có bao nhiêu quốc gia tranh giành để được đánh bắt cá trên biển Đồng?”, “How many countries compete to catch fish in the biển Đồng?” (South China sea). Tôi tự hỏi “biển Đồng” là biển nào ở Việt Nam? Phải chăng là biển Đông của Việt Nam bị viết sai thành “biển Đồng” và sai đến hai lần trong bản tiếng Việt lẫn tiếng Anh. Đã vậy lại còn ghi chú là South China sea trong ngoặc đơn để giải thích hai chữ “biển Đồng”, mà đúng ra phải là East Vietnam sea để giải thích cho hai chữ “biển Đông”.
Tôi nghĩ đây là một lỗi không đáng có ở nơi hằng ngày có rất nhiều du khách trong nước lẫn nước ngoài đến tham quan. Cần lắm sự thay đổi ngay thông tin trên, vì cách đây bốn tháng tôi từng đưa khách đến đây và cũng từng đọc tin này, sau bốn tháng tôi quay lại thông tin này vẫn như cũ.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận