15/06/2019 11:43 GMT+7

Biển Đông đón gió phương Tây

NHẬT ĐĂNG
NHẬT ĐĂNG

TTO - Sau Đối thoại Shangri-La, câu chuyện Biển Đông bắt đầu "nóng" trở lại. Giờ đây, vai trò của các nước châu Âu tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là đối tượng thu hút sự chú ý.

Biển Đông đón gió phương Tây - Ảnh 1.

Hai tàu USS McCampbell, USNS Henry J. Kaiser của Mỹ và tàu HMS Argyll của Anh (bìa phải) tập trận trên Biển Đông tháng 1-2019 - Ảnh: Hải quân Mỹ

Sự tham gia sâu hơn của châu Âu ở Biển Đông nói riêng cũng đã được thể hiện trong suốt thời gian qua. Và nó có chiều hướng gia tăng.

Trước tiên, nó bắt nguồn từ thực tế rằng những nước mạnh ở châu Âu vẫn là đồng minh thân cận của Mỹ. Và nếu sự trỗi dậy của Trung Quốc là nguyên nhân chủ yếu có thể dẫn tới những cọ xát và xung đột tiềm năng, mối quan hệ giữa Bắc Kinh hiện nay với Mỹ càng là nhân tố thúc đẩy châu Âu hành động.

Như chia sẻ của Tiến sĩ Nagao - nghiên cứu viên khách mời tại Viện Hudson (Mỹ) - với Tuổi Trẻ Online, chính "căng thẳng Mỹ - Trung gần đây đã nhắc nhở nhiều nước châu Âu rằng họ là đồng minh của Mỹ".

Sự đặc biệt trong mối quan hệ Âu - Mỹ này không chỉ được nhận xét thông qua lịch sử. Thay vào đó là những động thái hiện hữu, đủ chứng minh rằng châu Âu hoàn toàn có thể là lực lượng luôn biết cách thể hiện sự gắn kết với Mỹ khi cần.

Ví dụ khi Nga bị phương Tây cáo buộc đầu độc một cựu điệp viên hai mang ở Anh vào tháng 3-2018, hàng loạt nước châu Âu trục xuất nhà ngoại giao Nga. 

Động thái này có sự đóng góp không nhỏ từ lời kêu gọi của Mỹ. Có điều, cũng là đồng minh nhưng Mỹ không yêu cầu Nhật Bản hay Hàn Quốc ở châu Á làm vậy. Sự hiện diện của châu Âu về mặt nào đó thường đặc biệt như thế.

Hoặc khi căng thẳng từ vụ tàu Trung Quốc đâm chìm tàu đánh cá Philippines ở bãi Cỏ Rong phía đông bắc quần đảo Trường Sa của Việt Nam là tâm điểm, châu Âu không quên rằng Trung Quốc đã phớt lờ phán quyết của Tòa trọng tài ở The Hague bác bỏ yêu sách "đường lưỡi bò" của Bắc Kinh. Không tuân thủ luật pháp quốc tế là một cách hành xử đi ngược lại giá trị châu Âu theo đuổi.

Điều này lý giải tại sao người Pháp muốn "Âu hóa" những cam kết quân sự trên Biển Đông, còn người Anh - sắp rời EU - chọn cách thể hiện cứng rắn hơn tại vùng biển này. 

Đó là một phần trong chiến lược tự lực cánh sinh của người Anh mang tên Global Britain (nước Anh trên toàn cầu), lấy sự hiện diện quân sự để đảm bảo luật pháp quốc tế. Kế hoạch tham vọng này được Anh trình bày ở Shangri-La 2019 tại Singapore vừa qua.

Không phải Nhật Bản hay Hàn Quốc không có khả năng cất tiếng cùng Mỹ trong cuộc cạnh tranh địa chính trị này. Đơn giản Nhật và Hàn vẫn là các nước tại châu Á - quá gần Trung Quốc.

Sự gần gũi này của Tokyo và Seoul cũng phản ánh tình thế khó khăn của các nước trong khu vực, khi họ vẫn chịu ảnh hưởng quá lớn từ hợp tác kinh tế với Trung Quốc. 

Chính vì vậy, bên cạnh những hợp tác quốc phòng Á - Âu vẫn được bàn thảo, lúc này sự hiện diện của châu Âu ở khu vực Biển Đông xem ra "tiện" hơn, và có thể góp phần tìm lời giải cho mọi vấn đề.

Đức thận trọng

TTO - Châu Âu thời gian qua đã hiện diện tích cực ở Biển Đông, và thế giới đang trông chờ một vai trò lớn hơn của Đức như cách Anh và Pháp đã thể hiện. Sức ép vô hình nào khiến Berlin do dự?

NHẬT ĐĂNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
- xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp