17/05/2019 14:44 GMT+7

Biến đổi khí hậu khiến bạch tuộc bị mù

MINH HẢI (Theo Live Science)
MINH HẢI (Theo Live Science)

TTO - Lượng oxy trong đại dương giảm dần do tác động lớn của biến đổi khí hậu khiến nhiều loài động vật biển sẽ mất thị lực, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh tồn của chúng. Lâu dài là một tổn thất nặng nề đối với hệ sinh thái biển.

Biến đổi khí hậu khiến bạch tuộc bị mù - Ảnh 1.

Khả năng nhận và diễn giải thông tin từ ánh sáng đi vào mắt của cả con người và động vật đều phụ thuộc nhiều vào lượng oxy. Đối với động vật không xương sống và giáp xác như mực, cua, bạch tuộc, oxy càng quan trọng hơn - Ảnh: Fracademic

Để hiểu thêm về tác động của oxy đối với thị giác của động vật không xương sống, nhà nghiên cứu Lillian McCormick, thuộc Viện Hải dương học Scripps ở La Jolla (California, Mỹ) cùng các cộng sự đã thực hiện thí nghiệm trên mực, cua, bạch tuộc.

Đây là những loài ban ngày lặn dưới tầng nước sâu, ban đêm sẽ bơi lên tầng trên để săn mồi. Khi những sinh vật này di chuyển lên xuống, lượng oxy mà chúng hấp thụ cũng sẽ thay đổi đáng kể giữa các mực nước.

Họ gắn các điện cực nhỏ vào mắt mỗi loài để ghi lại hoạt động điện trong mắt của chúng khi võng mạc phản ứng với ánh sáng. Sau đó, mỗi con vật được đặt trong một bể nước được thêm ánh sáng rực rỡ trong khi mức oxy của nước giảm dần.

Kết quả cho thấy hoạt động võng mạc của những loài này giảm đáng kể khi được đặt trong môi trường ít oxy trong ít nhất 30 phút. Thậm chí loài bạch tuộc mất thị lực gần như ngay lập tức, mù hoàn toàn trước khi oxy được điều chỉnh trở lại.

Những kết quả này là minh chứng đầu tiên cho thấy tầm nhìn ở động vật không xương sống biển rất nhạy cảm với lượng oxy và ngưỡng cho phép suy giảm thị lực do giảm oxy là đặc trưng cho từng loài. Chức năng võng mạc bị suy giảm do thiếu oxy có thể thay đổi các hành vi thị giác quan trọng để sống của chúng.

Lillian McCormick cho biết rằng trong môi trường biển, oxy thay đổi theo thang thời gian hằng ngày, theo mùa, giữa các năm và độ sâu. Tầm nhìn có liên quan đến sự sống sót ở nhiều loài động vật biển, đặc biệt là các loài giáp xác, động vật thân mềm và cá.

Giai đoạn đầu đời của những loài này dựa vào tầm nhìn để bắt mồi, phát hiện động vật ăn thịt. Khi nồng độ oxy trong đại dương tiếp tục giảm do ảnh hưởng biến đổi khí hậu, tầm nhìn của chúng sẽ suy giảm và rủi ro sẽ tăng lên.

"Chúng tôi e ngại điều này sẽ đến rất sớm và ngày càng trở nên tồi tệ. Nhiều loài động vật mất thị lực hơn, hệ sinh thái biển cũng bị ảnh hưởng nặng", McCormick nói.

Theo một nghiên cứu năm 2017 trên tạp chí Nature, tổng lượng oxy trong đại dương đã giảm 2% trên toàn cầu trong 50 năm qua và được dự báo sẽ giảm thêm 7% vào năm 2100. Biến đổi khí hậu là một yếu tố quan trọng dẫn đến điều này.

Rạn san hô lớn nhất thế giới Rạn san hô lớn nhất thế giới 'ngừng sinh sản' vì biến đổi khí hậu

TTO - Great Barrier Reef, rạn san hô được UNESCO công nhận là di sản thế giới, đã bị "tẩy trắng" trên diện rộng kể từ đầu thế kỷ 21 đến nay. Số lượng san hô mới được tạo ra đã giảm tới 89% trước tác động của biến đổi khí hậu.

MINH HẢI (Theo Live Science)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp