07/04/2021 19:00 GMT+7

Biến cố thị trường hé lộ sự 'dẻo dai' của bất động sản hàng hiệu

P.Q
P.Q

Dù đang trong thời gian dịch COVID, dự án Bất động sản hàng hiệu Grand Marina, Saigon đã chính thức ra mắt và được khách hàng Hong Kong mua với giá khởi điểm là 1 triệu USD (khoảng 23,5 tỉ VND), tương đương đơn giá 18.000 USD/m2 (khoảng 423 triệu).

Biến cố thị trường hé lộ sự dẻo dai của bất động sản hàng hiệu - Ảnh 1.

Một góc căn hộ Sherry - Netherlands được rao bán với giá 95 triệu USD

Đây là một minh chứng cụ thể cho thấy dù có trải qua bao nhiêu cuộc khủng hoảng, giá trị của Bất động sản hàng hiệu vẫn trường tồn cùng thời gian

Phân khúc Bất động sản hàng hiệu (Branded Residences) được giới chuyên gia đặt biệt danh "Sản phẩm thách thức mọi khủng hoảng" vì những đặc tính sau: vị trí đắc địa, chất lượng xây dựng hàng đầu, thiết kế độc đáo ấn tượng, tiện ích đa dạng, dịch vụ chu đáo tận tâm, lợi ích phong cách sống và bảo chứng của một thương hiệu nghỉ dưỡng được công nhận trên toàn cầu.

Các thương hiệu 5 hoặc 6 sao sẽ chỉ lựa chọn gắn thương hiệu với các dự án có vị trí xuất sắc nhất - nếu không phải là tâm điểm của một điểm nghỉ dưỡng thì cũng sẽ là trung tâm nhất của một thành phố.

Chính những vị trí "kim cương" này góp phần làm nên sức đàn hồi của bất động sản hàng hiệu qua thời gian. Các số liệu nghiên cứu cho thấy giá bất động sản tại Manhattan New York luôn nhanh chóng phục hồi bất chấp 4 đợt suy thoái tài chính lớn trong vòng 3 thập kỉ qua.

Nguồn cung hạn chế sẽ bảo vệ giá của sản phẩm bất động sản hàng hiệu. Thêm vào đó là sự đầu tư liên tục của thương hiệu vào dự án, từ đó làm nên giá trị bền vững của bất động sản hàng hiệu với người mua.

"Khi thương hiệu gắn tên mình với một dự án bất động sản, họ sẽ liên tục đầu tư vào dự án - họ sẽ không thụ động" Ông Paul Tostevin, chuyên gia nghiên cứu, một trong những tác giả của báo cáo về Bất động sản hàng hiệu của Savills cho biết. "Họ đầu tư vào dự án cũng là vì lợi ích của thương hiệu."

Ví dụ điển hình là khách sạn Sherry-Netherland, New York, Mỹ - dự án bất động sản hàng hiệu đầu tiên trên thế giới vào năm 2012 đã rao bán một căn hộ chiếm toàn bộ tầng 18 của khách sạn với mức giá 95 triệu USD, đưa căn hộ này vào danh sách những căn hộ đắt đỏ nhất New York.

Căn hộ này có diện tích vào khoảng 650m2, có 7 phòng ngủ và 8 phòng tắm. Được biết, ngoài số tiền khổng lồ phải bỏ ra để sở hữu ngôi nhà, chủ nhân của ngôi nhà sẽ phải trả mức phí dịch vụ 54.000 USD, tương đương khoảng 1,13 tỉ đồng, mỗi tháng.

Ông Tostevin chỉ ra rằng việc cho thuê căn hộ mang thương hiệu khách sạn cũng dễ dàng hơn, do thương hiệu khách sạn sẽ có chính sách thuê lại và cơ sở dữ liệu khách thuê tiềm năng sẵn có. Khi nhà đầu tư muốn bán, nhu cầu mua lại cũng lớn hơn, nhờ sức hút toàn cầu của thương hiệu, từ đó tạo ra lợi nhuận đầu tư hấp dẫn.

Rủi ro mất giá từ sự xuống cấp của tòa nhà đối với bất động sản hàng hiệu sẽ thấp hơn nhiều so với bất động sản thông thường nhờ sự đầu tư của thương hiệu trong khâu quản lý vận hành sau khi bán hàng.

Với những giá trị nội tại hấp dẫn và cơ chế bảo vệ giá, bất động sản hàng hiệu được các chuyên gia đánh giá là một khoản đầu tư bền vững, thậm chí tại một số thị trường mới nổi có thể sẽ là tài sản tích sản an toàn theo thời gian.

Bất động sản hàng hiệu trụ vững qua thời gian

Điểm lại những cột mốc các cuộc khủng hoảng để thấy trong lúc nhiều sản phẩm bị ảnh hưởng trầm trọng, phân khúc Bất động sản hàng hiệu luôn trụ vững qua thời gian.

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã khiến cho nền kinh tế toàn cầu tổn thất hơn 2.000 tỉ USD. Gần đây nhất, đại dịch COVID-19 cũng gây thiệt hại kinh tế đáng kể. Theo ước tính của Statista, chưa kể tổn thất về mặt con người, nền kinh tế toàn cầu thiệt hại ít nhất 3.940 tỉ USD, tương đương 4.5% GDP toàn cầu.

Biến cố thị trường hé lộ sự dẻo dai của bất động sản hàng hiệu - Ảnh 2.

Số lượng dự án bất động sản hàng hiệu trên thế giới duy trì tốc độ tăng trưởng bất chấp những giai đoạn kinh tế khó khăn

Trong Báo cáo Phát triển toàn cầu năm 2020, nhà tư vấn bất động sản Knight Frank nhận định rằng các dự án nhà ở có thương hiệu đã trở nên phổ biến khắp nơi trên thế giới trong suốt 20 năm qua và đại dịch COVID-19 đã vô tình làm nổi bật lên những lợi thế của loại hình nhà ở này.

Nhờ vào những dịch vụ chăm sóc nhà cửa chu đáo đến các quy trình bảo trì nghiêm ngặt do các thương hiệu khách sạn hàng đầu thế giới đảm nhiệm, nhiều người đã biến căn nhà hiệu của mình thành văn phòng làm việc khi phải ở nhà để tránh dịch.

Theo ông Alexander Lewis, chuyên gia của Knight Frank, đại dịch đã mang lại cho những khu nhà có thương hiệu một cơ hội rất lớn để tỏa sáng. Ngoài những vị trí đắc địa, biệt lập, nhà hiệu đã trở thành nơi làm việc lý tưởng khi gia chủ phải hạn chế ra ngoài và tiếp xúc nhiều người.

Chia sẻ quan điểm này, bà Dana Jacobsohn, Phó chủ tịch cấp cao, mảng dự án phức hợp của Marriott International cho biết: "Nhánh bất động sản hàng hiệu của Marriott cho thấy sự dẻo dai và khả năng chống chịu tốt, và tâm lý khách hàng cũng rất vững vàng trong thời điểm nhiều bất ổn.

Xu hướng kết hợp mục đích ở, làm việc và giải trí đang ngày càng rõ rệt tại các dự án của chúng tôi. Cư dân tại các dự án giờ đây làm việc tại nhà, vì vậy họ muốn có không gian làm việc tích hợp thuận tiện trong lối sống hàng ngày. Nơi ở chính và nơi nghỉ dưỡng đã và đang hòa vào làm một, vì vậy tỉ lệ lấp đầy của các dự án bất động sản hàng hiệu đang cao hơn bao giờ hết."

P.Q
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp