01/01/2025 09:11 GMT+7

Khai thác 'mỏ vàng' trí tuệ kiều bào cho động lực phát triển mới của đất nước

Với 6 triệu kiều bào, trong đó khoảng 80% tại các nước phát triển, Việt Nam đang sở hữu một “mỏ vàng” trí tuệ chưa được khai thác hết. Đây có thể là cơ hội để huy động nguồn lực trí thức ở nước ngoài thành động lực phát triển mới của đất nước.

Khai thác 'mỏ vàng' trí tuệ kiều bào cho động lực phát triển mới của đất nước - Ảnh 1.

Hội nghị Gặp gỡ trí thức năm 2024 do Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM tổ chức ngày 22-12-2024

Cách đây một thập kỷ, năm 2014, ngành công nghệ Việt Nam đã đạt được một cột mốc quan trọng khi Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo thiết kế vi mạch (ICDREC) phát triển thành công chip vi mạch thương mại đầu tiên của đất nước mang tên SG8V1. 

Sự kiện này đánh dấu một bước tiến đáng kể trong lĩnh vực công nghệ bán dẫn của Việt Nam.

"Kiều bào ở nước ngoài có thân nhân ở TP.HCM là một nguồn lực không nhỏ của thành phố. Ngoài lượng kiều hối tiếp nhận mỗi năm, chuyển giao tri thức, công nghệ, kết nối xuất nhập khẩu thông qua kiều bào cũng là những đóng góp quan trọng và còn nhiều tiềm năng. Với Internet, khoảng cách không gian và thời gian giữa kiều bào với gia đình và đồng nghiệp ở trong nước là một tiền đề thuận lợi cho cộng tác, hợp tác trong - ngoài nước. Các cơ quan chức năng của thành phố, Ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài của thành phố hãy hợp sức để nhạy bén nắm bắt cung cầu ngoài và trong nước, kết nối trong - ngoài, kịp thời tháo gỡ vướng mắc và đề xuất chính sách để phát huy nguồn lực này".

GS.TSKH NGUYỄN NGỌC TRÂN

Nguyên phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Kỹ thuật Nhà nước

Câu chuyện của Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan

Tại Hội nghị Gặp gỡ trí thức năm 2024 vào trung tuần tháng 12 tại TP.HCM, thành tựu nói trên của ICDREC được nhắc lại như một điển hình thành công về hợp tác giữa trí thức trong và ngoài nước. 

GS.TS Đặng Lương Mô - người sáng lập ICDREC, hiện là giáo sư danh dự Đại học HOSEI, Tokyo - khẳng định: "Trung tâm đã làm xong sứ mạng lịch sử của nó: Đóng góp lớn lao cho sự hình thành ngành công nghiệp thiết kế chip vi mạch bán dẫn".

Việc một trung tâm nghiên cứu trong nước, dưới sự dẫn dắt của một chuyên gia Việt Nam từ Nhật Bản, có thể tạo ra chip vi mạch thương mại đầu tiên của Việt Nam không chỉ đánh dấu một cột mốc công nghệ quan trọng mà còn minh chứng rõ nét cho tiềm năng to lớn khi kết hợp được nguồn lực trí thức cả trong và ngoài nước.

Nhận thức được tiềm năng đó, nhiều chuyên gia đã đề xuất các giải pháp cụ thể để mở rộng quy mô hợp tác với đội ngũ trí thức kiều bào. Trong tham luận của mình, PGS.TS Nguyễn Thiện Tống đề xuất một giải pháp cụ thể: nếu thu hút được 2% số Việt kiều có trình độ đại học, tương đương khoảng 12.000 người tham gia giảng dạy và nghiên cứu, Việt Nam có thể tăng thêm 40% lực lượng giảng viên có trình độ cao.

Để triển khai giải pháp này, ông đề xuất các trường đại học nên từng bước tăng tỉ lệ giảng viên là chuyên gia trí thức người Việt Nam ở nước ngoài lên mức 40%, thông qua hình thức giảng dạy trực tuyến hoặc trực tiếp, với nguồn kinh phí được hỗ trợ từ ngân sách địa phương.

Bài học từ các nước và vùng lãnh thổ như Hàn Quốc, Trung Quốc và Đài Loan - những nơi đã nhận được sự đóng góp đáng kể từ kiều dân của họ - cũng đã cho thấy đây là con đường khả thi. 

Trong bài tham luận của mình, GS.TS Đặng Lương Mô chỉ ra những con số ấn tượng: năm 1960, thu nhập bình quân đầu người của Hàn Quốc chỉ 155 USD/năm, thấp hơn cả miền Nam Việt Nam khi ấy (223 USD/năm). 

Tuy nhiên, sau 62 năm, đến năm 2022, GDP bình quân đầu người của họ đã tăng 239 lần, đạt 37.069 USD - cao gấp 7,63 lần so với con số 4.860 USD của Việt Nam.

Một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự khác biệt này, theo GS.TS Đặng Lương Mô, chính là việc tận dụng hiệu quả nguồn lực kiều bào trong quá trình công nghiệp hóa. 

"Hàn Quốc chỉ mất 6 năm để thoát khỏi giai đoạn công nghiệp lắp ráp và chỉ trong 20 năm đã vươn lên thành cường quốc công nghiệp về điện tử, nhất là về vi mạch" - ông nhấn mạnh.

Khai thác 'mỏ vàng' trí tuệ kiều bào cho động lực phát triển mới của đất nước - Ảnh 3.

Bà Vũ Thị Huỳnh Mai, chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP.HCM, phát biểu tại Hội nghị tổng kết công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài ngày 30-12-2024 - Ảnh: NVCC

Ý tưởng "Ngân hàng tài năng Việt kiều"

Tuy nhiên, kinh nghiệm từ ICDREC cho thấy việc duy trì các sáng kiến hợp tác không hề đơn giản. 

GS.TS Đặng Lương Mô chia sẻ dù đã tạo được những thành tựu đáng kể nhưng từ năm 2016, trung tâm ICDREC đã giảm hoạt động và đến nay hầu như đã giải thể. Điều này đặt ra yêu cầu về một cơ chế bền vững hơn trong việc thu hút và duy trì nguồn lực trí thức.

Từ 20 năm kinh nghiệm làm việc với cộng đồng trí thức Việt kiều, GS.TS Đặng Lương Mô đề xuất ba điều kiện thiết yếu: hoạt động phải có mục tiêu rõ ràng và thiết thực; cần có sự hỗ trợ toàn diện từ cơ quan thụ hưởng; và người khởi xướng phải có khả năng huy động mạng lưới đồng nghiệp khi cần thiết.

Một rào cản lớn được ông chỉ ra là thiếu cơ chế tổng thể để kết nối cung - cầu giữa chuyên gia và nhu cầu trong nước. 

Ông đề xuất thành lập "Ngân hàng tài năng Việt kiều" (Bank of Overseas Vietnamese Talents - BOVITA) - một tổ chức toàn cầu để quy tụ mọi tài năng Việt kiều và kết nối với các tổ chức, doanh nghiệp trong nước có nhu cầu.

Kinh nghiệm từ Câu lạc bộ Khoa học kỹ thuật Việt kiều cũng củng cố thêm tầm quan trọng của tính bền vững. PGS.TS Nguyễn Thiện Tống cho biết dù được thành lập năm 2005, đến năm 2007 câu lạc bộ đã ngưng hoạt động, cho thấy việc thành lập tổ chức chưa đủ mà cần có cơ chế vận hành hiệu quả.

GS.TS Đặng Lương Mô đề xuất mô hình "giảng dạy tập trung", trong đó giảng viên chỉ cần dành một tuần, giảng dạy 6-8 tiếng mỗi ngày để hoàn thành một môn học. Mô hình này đã được áp dụng thành công trong chương trình sau đại học về công nghệ vi mạch tại Đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM, là minh chứng cho việc có thể tận dụng hiệu quả nguồn lực trí thức kiều bào ngay cả khi họ không thể dành toàn thời gian.


Biến chất xám kiều bào thành động lực phát triển mới - Ảnh 4.Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Tạo thuận lợi cho kiều bào về nước đầu tư, kinh doanh

Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đề nghị cần nghiên cứu, nắm bắt tình hình để kịp thời tham mưu, hoàn thiện các chính sách, quy định để tạo thuận lợi cho kiều bào về nước đầu tư, kinh doanh.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp