11/05/2018 16:58 GMT+7

Bí quyết để giảm nhịp tim nhanh

Nguồn: Bệnh viện Tim Hà Nội
Nguồn: Bệnh viện Tim Hà Nội

Khi tim đập nhanh một cách thường xuyên, ngay cả khi nghỉ ngơi, thì rất có thể bạn đã mắc chứng rối loạn nhịp tim nhanh.

Bí quyết để giảm nhịp tim nhanh - Ảnh 1.

Ho có thể giúp nhịp tim trở lại bình thường. Ảnh: healthgrades.com

Theo Livestrong, nhịp tim nhanh được định nghĩa là tình trạng tim đập lớn hơn 100 nhịp/phút. Tim đập nhanh không đồng nghĩa với việc máu tống ra khỏi tim nhiều hơn bình thường, mà nó làm cho cơn co bóp của các buồng tim diễn ra quá ngắn khiến máu bị ứ tại tim, dẫn đến lúc đó máu đi nuôi cơ thể quá ít. Quá trình này diễn ra lâu dài có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như huyết khối, đột quỵ, suy tim, thậm chí là ngừng tim.

Dưới đây là những cách giúp kiểm soát nhịp tim tốt hơn.

Cân bằng điện giải

Tim co bóp được là nhờ vào xung điện tim được tạo ra từ sự chênh lệch điện tích của 4 loại ion quan trọng trong tế bào, gồm: K+, Ca2+, Na+, Mg2+. Vì một lý do nào đó, điện tích của các ion này bị thay đổi có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim. Vì thế, cách tốt nhất để hạn chế nhịp tim nhanh là đảm bảo nồng độ các ion này luôn cân bằng và ổn định.

Muốn ổn định nồng độ các ion này cần biết chúng có trong các loại thực phẩm nào. Kali có nhiều trong các loại trái cây như táo, chuối, cam, sữa, bánh mì. Canxi có trong quả hạnh nhân, bột yến mạch, sữa, đậu hũ. Natri có nhiều trong các loại thịt, sản phẩm từ sữa hoặc các loại bánh mì. Và nguồn thực phẩm giàu magiê là từ các loại hạt hoặc ngũ cốc…

Uống nhiều nước

60-70% cấu tạo cơ thể người là nước, vì vậy nước rất quan trọng đối với sức khỏe. Nước chính là dung môi cho các chất hoạt động. Không đủ nước rất có thể sẽ dẫn đến tình trạng đánh trống ngực nhẹ, do mất cân bằng điện giải. Chính vì vậy, bổ sung đủ nước mỗi ngày sẽ giúp duy trì được nhịp tim ổn định.

Thuốc

Thuốc không thể thiếu trong kiểm soát nhịp tim nhanh. Bạn bắt buộc phải sử dụng thuốc do bác sĩ kê đơn nếu là nhịp tim nhanh để làm giảm triệu chứng, làm chậm sự tiến triển của bệnh cũng như phòng tránh các biến chứng như đột quỵ, huyết khối… Tuy nhiên, cũng không nên đặt quá nhiều niềm tin vào thuốc điều trị, bởi một số trường hợp thuốc có thể gây tác dụng phụ làm nặng hơn tình trạng rối loạn nhịp tim.

Ho

Ho là phản ứng tự nhiên của cơ thể, nhằm tạo áp lực đẩy vật lạ ra ngoài qua đường hô hấp. Nhưng bạn có biết ho có thể giúp nhịp tim trở lại bình thường? Trong trường hợp tim đập nhanh do hồi hộp, một cơn ho mạnh sẽ tạo áp lực lên lồng ngực làm bạn dễ chịu hơn.

Rửa mặt bằng nước lạnh

Tát nước lạnh lên mặt giúp làm co giãn mạch máu và gián tiếp giúp máu lưu thông tốt hơn, nhờ vậy mà góp phần ổn định nhịp tim. Hành động tát nước lạnh vào mặt được xem là việc gây sốc thần kinh bằng cơ học, giúp hoạt động của não bộ trở lại tỉnh táo bình thường.

Thư giãn

Khi nhịp tim tăng nhanh và trở thành bệnh lý thì hiện tượng trống ngực có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, kể cả khi đang ngủ, khiến người bệnh có xu hướng giật mình và hồi hộp nhiều hơn. Do vậy, khi thấy tim đập quá nhanh nên ngồi thư giãn, tập hít thở thường xuyên sẽ có thể giảm được phần nhiều triệu chứng hồi hộp.

Tập thể dục đều đặn

Nhiều người cho rằng khi tim đập nhanh nghĩa là nó đang làm việc quá sức, vì vậy không nên tập thể dục sẽ càng khiến tim mệt hơn. Quan niệm này hoàn toàn sai lệch. Lý do, tim cũng như cơ bắp, tập thể dục thường xuyên sẽ giúp cho cơ bắp khỏe mạnh. Đây được xem là giải pháp hàng đầu để phòng ngừa không chỉ bệnh tim mạch mà còn giúp tăng cường sức khỏe phòng chống các bệnh cơ hội khác.

Nguồn: Bệnh viện Tim Hà Nội
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp