22/08/2016 14:59 GMT+7

Bị phạt 17 triệu, “ma men” gọi điện nhờ giải cứu bất thành

ĐOÀN CƯỜNG
ĐOÀN CƯỜNG

TTO - Trong khi hầu hết người đi xe gắn máy chấp hành việc kiểm tra nồng độ cồn thì theo Công an Đà Nẵng, khi bị CSGT kiểm tra, người lái ôtô thường né tránh và gọi điện nhờ "trợ giúp".

Lực lượng CSGT Đà Nẵng lập biên bản các trường hợp vi phạm nồng độ cồn - Ảnh: Đoàn Cường
Lực lượng CSGT Đà Nẵng lập biên bản các trường hợp vi phạm nồng độ cồn - Ảnh: Đoàn Cường

Sáng 22-8, thượng tá Lê Văn Lực - phó trưởng Phòng CSGT (PC67, công an Đà Nẵng) cho biết, sau một tuần cao điểm ra quân xử lý chuyên đề về vi phạm nồng độ cồn đối với lái xe, lực lượng CSGT đã lập biên bản, xử lý 186 trường hợp (tạm giữ 44 ô tô, 142 mô tô) vi phạm. 

Theo thượng tá Lực, trong những ngày đầu ra quân xử lý, lượng người vi phạm khá nhiều. Tuy nhiên, càng về sau, ý thức người tham gia giao thông đã có sự chuyển biến, số người vi phạm giảm rõ rệt.

Hiện các tổ công tác về xử lý nồng độ cồn của lực lượng công an Đà Nẵng đang thực hiện nhiệm vụ tại 6 địa điểm là trạm cửa ô Hòa Phước, Hòa Nhơn, Hòa Hiệp, Hòa Hải, trước tượng đài 2/9, phía tây cầu sông Hàn.

“CCSGT sẽ luân chuyển tới các địa điểm, tuyến đường khác để thực hiện việc xử lý vi phạm nồng độ cồn. Tôi cũng khẳng định lực lượng làm nhiệm vụ sẽ không đứng gần quán nhậu, nhà hàng vì dễ gây phản cảm, ảnh hưởng tới người dân, du khách…” - thượng tá Lực cho biết.

Còn theo thiếu tá Hồ Thanh Hiền - đội trưởng Đội tuần tra dẫn đoàn (PC67), những ngày qua, việc xử lý vi phạm đối với người say xỉn khá vất vả.

Điển hình là tối 18-8, tổ công tác làm nhiệm vụ trước tượng đài 2/9 tuýt còi yêu cầu người lái ôtô là ông N.V.H (trú Quảng Nam) vào để kiểm tra nồng độ cồn. Mất 15 phút đồng hồ thuyết phục ông H. mới chịu thổi vào máy đo nhưng cứ bập vô lại nín chứ không chịu thổi.

Theo PC67 hiện có 6 tổ công tác của lực lượng công an Đà Nẵng thực hiện kiểm tra, xử lý vi phạm về nồng độ cồn - Ảnh: Đoàn Cường
Theo PC67 hiện có 6 tổ công tác của công an Đà Nẵng kiểm tra, xử lý vi phạm về nồng độ cồn - Ảnh: Đoàn Cường

Đến khi ông này thổi thì nồng độ cồn ở mức trên 0,4mg/l (vượt quá nhiều lần) nên bị yêu cầu lập biên bản vi phạm.

Tuy nhiên, ông H. liền rút điện thoại ra để nhờ “giải cứu”. Dù ông H. mất hàng chục phút gọi điện thoại cho người thân nhờ can thiệp nhưng bất thành.

Khi nghe CSGT thông báo mức vi phạm của ông H. bị phạt 17 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 5 tháng thì ông này khóa cửa ôtô lại và bỏ đi.

“Ca làm việc của anh em đến 23g00 là kết thúc nhưng do ông H. khóa xe bỏ đi nên chúng tôi phải thuê xe cẩu đến di lý ôtô vi phạm về kho. Đến 2g sáng anh em mới được về” - thiếu tá Hiền nói. 

Thiếu tá Hiền cho biết thêm, nếu đa số người vi phạm mà điều khiển xe gắn máy chấp hành khá tốt thì những người điều khiển ôtô thường né tránh và dùng điện thoại để “trợ giúp”. Có trường hợp người vi phạm không chịu ký biên bản còn yêu cầu phải bố trí… chỗ ngủ vì không có xe về.

“Quan điểm của chúng tôi là xử lý triệt để, không có trường hợp ngoại lệ” - thiếu tá Hiền khẳng định.

ĐOÀN CƯỜNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp