28/04/2023 11:15 GMT+7

Bị phân biệt đối xử chốn công sở cũng có thể làm tăng huyết áp

Những ai gặp bất công hoặc bị phân biệt đối xử tại nơi làm việc có thể dẫn đến bệnh tăng huyết áp.

Phân biệt đối xử nơi làm việc dẫn đến nguy cơ tăng huyết áp - Ảnh: Shutterstock

Phân biệt đối xử nơi làm việc dẫn đến nguy cơ tăng huyết áp - Ảnh: Shutterstock

Theo một nghiên cứu mới, người trưởng thành ở Mỹ bị phân biệt đối xử tại nơi công sở có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp cao hơn những người ít bị kỳ thị.

Hệ tim mạch của người bị phân biệt đối xử lâu ngày sẽ yếu dần 

Các nhà nghiên cứu định nghĩa phân biệt đối xử là "các trường hợp bất công hoặc đối xử không bình đẳng tại nơi làm việc do tính cách cá nhân, chủng tộc, giới tính và tuổi tác". Cũng theo nghiên cứu, hệ tim mạch của người bị phân biệt đối xử lâu ngày sẽ yếu dần vì các phản ứng căng thẳng liên tục, dẫn đến tăng huyết áp.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ cho biết huyết áp cao làm tổn thương động mạch và khiến chúng ít đàn hồi hơn. Tổn thương này cũng làm giảm lưu lượng máu và oxy đến tim, dẫn đến các vấn đề về tim mạch.

Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Hiệp Hội Tim Hoa Kỳ mới đây đã quan sát 1.246 người. Những người này cho biết họ không mắc bệnh cao huyết áp khi bắt đầu tham gia vào cuộc nghiên cứu, hầu hết không hút thuốc và uống rượu.

Hơn 93% người tham gia nghiên cứu là người da trắng, và khoảng 52% là nữ giới. Trong số đó, một phần ba ở độ tuổi dưới 45, một phần ba số khác từ 46 tuổi đến 55 tuổi và số còn lại trên 56 tuổi.

Sau 8 năm, 319 người tham gia nói rằng họ mắc bệnh huyết áp cao.

Cuộc nghiên cứu cũng cho thấy, những người bị phân biệt đối xử mức độ trung bình mắc bệnh tăng huyết áp cao hơn 22% so với những người ít bị kỳ thị chốn công sở. Trong khi đó, những người bị kỳ thị mức độ nặng bị bệnh tăng huyết áp cao hơn 54% so với người ít bị phân biệt đối xử.

Người sử dụng lao động nên tạo ra một môi trường bình đẳng

Tiến sĩ Martha Gulati tại Viện Tim mạch Smidt của Bệnh viện Cedars-Sinai ở Los Angeles chia sẻ: "Thành thật mà nói, trước khi đọc nghiên cứu này, tôi chưa từng nghĩ đến việc phải hỏi bệnh nhân liệu rằng họ có bị phân biệt đối xử nơi làm việc hay không".

Bác sĩ Gulati chuyên điều trị nữ giới cho biết trước đó cô chỉ hỏi bệnh nhân của mình về các yếu tố quyết định sức khỏe như chế độ ăn uống, tình hình tài chính hay bảo hiểm.

Do đó, một điều cần được lưu ý là đã đến lúc nên hỏi bệnh nhân bệnh tim mạch về môi trường làm việc và tình trạng phân biệt đối xử nơi công sở. Nếu phát hiện sớm sự phân biệt đối xử nơi làm việc, bác sĩ Gulati cho hay cần cảnh báo bệnh nhân về rủi ro sức khỏe của họ.

Chỉ tập trung hỏi về kế hoạch thai sản, nhà tuyển dụng có đang phân biệt đối xử với ứng viên nữ?Chỉ tập trung hỏi về kế hoạch thai sản, nhà tuyển dụng có đang phân biệt đối xử với ứng viên nữ?

Hai phần ba thời gian phỏng vấn, nhà tuyển dụng chỉ tập trung hỏi về kế hoạch thai sản mà bỏ qua các câu hỏi về thông tin cá nhân, học vấn, kinh nghiệm làm việc của ứng viên nữ.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp