04/06/2024 10:04 GMT+7

Bị người quen cũ nhắn tin khủng bố tinh thần, tôi phải làm thế nào?

Tôi thường xuyên bị một người quen dùng sim rác để nhắn tin khủng bố, tôi cần phải làm gì?

Cách đây mấy năm, tôi có quen và cặp bồ với một cô gái trong khi tôi đã có vợ. Sau khi vợ biết được, tôi đã chấm dứt và không liên lạc với cô gái đó nữa. 

Thời gian gần đây, tôi và vợ tôi liên tục nhận được những tin nhắn chửi bới, khiêu khích, hăm dọa từ những số điện thoại lạ. Tôi biết rõ ai là người làm việc đó, nhưng vì số điện thoại nhắn tin đều là sim rác nên tôi không biết phải làm đơn tố cáo hay khiếu nại ở đâu?

Huỳnh T. (Bến Tre) gửi câu hỏi.

Luật sư Nguyễn Văn Hậu (Đoàn luật sư TP.HCM) tư vấn về việc bị nhắn tin khủng bố như sau:

- Trường hợp hiện tại của vợ chồng anh chị đang có dấu hiệu bị khủng bố tinh thần trầm trọng thông qua hình thức nhận được tin nhắn từ những sim rác để chửi bới, khiêu khích, hăm dọa.

Vợ chồng anh chị hoàn toàn có quyền yêu cầu sự can thiệp kịp thời của cấp có thẩm quyền nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho anh chị thông qua việc làm đơn tường trình sự việc và tố giác tội phạm, kèm theo đơn là các tài liệu, chứng cứ thể hiện việc anh chị bị khủng bố tinh thần gửi đến cơ quan công an nơi vợ chồng anh chị thường trú.

Bị người quen cũ nhắn tin khủng bố tinh thần, tôi phải làm thế nào?- Ảnh 1.

Ngoài ra, trên cơ sở thông tin được cung cấp, anh cho biết rằng anh biết rõ ai là người làm việc đó, như vậy anh có thể viết vào "Đơn tường trình sự việc và tố giác tội phạm".

Trong đơn anh nêu tên của người mà anh tình nghi, kèm theo đó là các tài liệu, chứng cứ thể hiện nghi vấn của anh là có căn cứ, từ đó làm cơ sở để cơ quan công an có thẩm quyền xem xét giải quyết được nhanh hơn.

Trong thời gian chờ giải quyết vụ việc, anh chị có thể kết hợp sử dụng tính năng có sẵn trên điện thoại để chặn các cuộc gọi, tin nhắn làm phiền từ các sim rác này.

Mời bạn đọc gửi câu hỏi để được luật sư tư vấn

Đăng ký Tuổi Trẻ Sao TẠI ĐÂY

Đăng ký Tuổi Trẻ Sao

Với đội ngũ các luật sư và chuyên gia pháp lý dày dạn kinh nghiệm trên tất cả các lĩnh vực như hôn nhân - gia đình, kinh doanh - thương mại, mua bán đất đai, sở hữu trí tuệ, lao động, hộ tịch, thừa kế..., chuyên mục Tư vấn pháp luật trên Tuổi Trẻ Sao sẽ giải đáp thắc mắc của bạn một cách nhiệt tình, nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.

Bạn đọc vui lòng gửi câu hỏi (gõ bằng tiếng Việt có dấu, font chữ UNICODE) về Tuổi Trẻ Sao qua địa chỉ [email protected].

Việt kiều nhập tịch lại Việt Nam, làm căn cước công dân có cần về nước 6 tháng?Việt kiều nhập tịch lại Việt Nam, làm căn cước công dân có cần về nước 6 tháng?

Việt kiều muốn nhập tịch lại Việt Nam thì có quy định cần phải ở Việt Nam 6 tháng trở lên mới làm được căn cước công dân, hay chỉ ở một tháng cũng được?

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp