05/12/2020 14:06 GMT+7

Bị 'ném đá' trên mạng, nam hay nữ dễ bị đau hơn?

HOÀNG DUY LONG
HOÀNG DUY LONG

TTO - Nghiên cứu mới cho thấy nam thanh niên trẻ thường bị trầm cảm và lo âu hơn chị em phụ nữ khi bị chỉ trích, chế nhạo trên mạng xã hội.

Bị ném đá trên mạng, nam hay nữ dễ bị đau hơn? - Ảnh 1.

Thanh niên trẻ tiếp xúc với các nội dung phân biệt đối xử trên mạng xã hội dễ trầm cảm và lo lắng - Ảnh: ISTOCK

Nam giới luôn thể hiện mình là người mạnh mẽ và cứng rắn ở mọi tình huống khó khăn trong cuộc sống.

Ấy vậy mà theo công trình nghiên cứu đăng trên Tạp chí Tâm lý học lâm sàng (Mỹ), nam thanh niên trẻ thường bị trầm cảm và lo âu hơn chị em phụ nữ khi bị chỉ trích, bị chế nhạo, bị phân biệt đối xử vì lý do chủng tộc trên mạng xã hội.

Hiện tượng này đặc biệt tác động đến các thanh niên thuộc cộng đồng dân tộc thiểu số.

Nhóm nghiên cứu gồm 15 nhà khoa học thuộc Đại học Y tế công cộng Robert Stempel và Đại học Florida (Mỹ) đã nghiên cứu 200 thanh niên Mỹ gốc Tây Ban Nha từ 18-25 tuổi đến từ hai bang Florida và Arizona.

Họ nhận thấy khi tiếp xúc với các bài viết, hình ảnh hoặc video có nội dung phân biệt chủng tộc/ phân biệt đối xử trên mạng xã hội, các thanh niên tham gia nghiên cứu đã bị trầm cảm và lo lắng ở mức độ cao.

Trang web y học và sức khỏe Medical Xpress ngày 2-12 dẫn lời GS dịch tễ học Miguel Ángel Cano ở Đại học Y tế công cộng Robert Stempel cho biết: "Khi các thanh niên tham gia bị phân biệt chủng tộc trên mạng xã hội một cách trực tiếp hoặc thông qua trang của bạn bè, chúng tôi nhận thấy điều này đã tác động tiêu cực đến sức khỏe tâm thần của họ".

Ông ghi nhận các nam thanh niên tham gia nghiên cứu bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn nữ thanh niên.

 "Khi bị phân biệt chủng tộc trên mạng xã hội, nam giới có thể bị ảnh hưởng nhiều hơn vì họ có khả năng tiếp cận với nhiều hình thức phân biệt chủng tộc/phân biệt đối xử mô tả cụ thể nam giới nặng nề hơn. Vì vậy điều này tạo cộng hưởng mạnh hơn hoặc lâu dài hơn và cũng đe dọa đến khái niệm nam tính và nhận thức của họ về địa vị xã hội và quyền lực", GS Cano giải thích.

Giống như mọi hiện tượng xảy ra trong đời thật, các chủ đề tranh cãi luôn bùng nổ trên mạng xã hội.

Trong tranh cãi, không ít người sẵn sàng "ném đá" người khác, sỉ nhục, lăng mạ, phát ngôn hằn thù. Chính vì thế các nhà khoa học Mỹ mới quan tâm nghiên cứu vấn đề này.

Trước đây đã có nhiều nghiên cứu chứng minh các triệu chứng liên quan đến trầm cảm và lo lắng xảy ra nhiều hơn ở thành phần thiếu niên và thanh niên trẻ.

Do thanh niên từ 18-25 tuổi sử dụng mạng xã hội nhiều hơn, các nội dung trao đổi trên Internet mà đặc biệt là các nội dung mang tính chất phân biệt đối xử đã tác động đến tâm trí giới trẻ, đồng thời làm tăng thêm nguy cơ phát triển rối loạn tâm thần.

'Thủ lĩnh' Đoàn lo thông tin xấu trên mạng tấn công giới trẻ

TTO - Ngày 17-7, tại hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đoàn lần thứ 7 (khóa XI) tổ chức ở Đồng Nai, nhiều 'thủ lĩnh' Đoàn đã lo ngại giới trẻ đang bị thông tin xấu, độc trên mạng tấn công.

HOÀNG DUY LONG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp