12/05/2023 12:46 GMT+7

Bị ‘lật kèo’ sau khi vay tiền, còn bị nhắn tin khủng bố, đe dọa, phải làm sao?

Sau khi cho vay, họ lật mặt và đòi phải trả số tiền gấp đôi so với thỏa thuận, nếu không trả thì bị nhắn tin khủng bố, de dọa.

Bị ‘lật kèo’ sau khi vay tiền, còn bị nhắn tin khủng bố, đe dọa, phải làm sao? - Ảnh 1.

Bị ‘lật kèo’ sau khi vay tiền, còn bị nhắn tin khủng bố, đe dọa, phải làm sao? - Ảnh minh họa: NGỌC THÀNH

Người quen tôi kẹt tiền nên đã vay nóng 1 triệu đồng của nhóm người ngoài xã hội. Ban đầu họ thỏa thuận cho vay 1 triệu đồng với tiền lãi 60.000 đồng/tháng, cuối tháng trả một lần cả gốc và lãi.

Tuy nhiên, sau khi cho vay, họ lật mặt và đòi trả số tiền gấp đôi so với thỏa thuận ban đầu, nếu không trả thì bị nhắn tin khủng bố, đe dọa.

Xin hỏi trường hợp này phải xử lý thế nào?

Luật sư NGUYỄN SƯƠNG - Đoàn luật sư TP Đà Nẵng - tư vấn:

Bị ‘lật kèo’ sau khi vay tiền, còn bị nhắn tin khủng bố, đe dọa, phải làm sao? - Ảnh 2.

Luật sư Nguyễn Sương - Đoàn luật sư TP Đà Nẵng

Theo quy định tại điều 468, Bộ luật Dân sự 2015, lãi suất vay do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay.

Theo thông tin bạn cung cấp, giữa bên vay và bên cho vay đã có thỏa thuận về lãi suất, tuy nhiên mức lãi suất thỏa thuận này vượt quá mức 20%/năm, do đó mức lãi suất vượt quá sẽ không có hiệu lực.

Pháp luật hiện hành cũng quy định, người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 5 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự (tức cho vay với lãi suất từ 100%/năm trở lên), thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.

Tùy mức thu lợi bất chính từ hành vi cho vay lãi nặng và tình tiết phạm tội mà khung hình phạt tội này có thể là phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 3 năm.

Trường hợp cho vay vượt mức 20%/năm nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự (tức chưa tới mức lãi suất 100%/năm) thì bị xử phạt hành chính quy định tại nghị định 144/2021/NĐ-CP: Mức xử phạt là 10 - 20 triệu đồng với cá nhân vi phạm (đối với tổ chức thì mức phạt tiền là 20 - 40 triệu đồng).

Đồng thời người vi phạm phải buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được đối với hành vi vi phạm.

Bên cạnh đó, hành vi khủng bố, đe dọa nhằm uy hiếp tinh thần để đòi số tiền không đúng như thỏa thuận thì tùy vào tính chất, mức độ, tình tiết của sự việc mà người có hành vi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng đoạt tài sản.

Nếu bịa đặt hoặc lan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác thì người này còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vu khống.

Chính vì vậy, trong trường hợp này bên vay có thể liên hệ với bên cho vay để thương lượng, thỏa thuận về việc trả khoản tiền vay và lãi suất theo đúng quy định của pháp luật.

Nếu bên cho vay không đồng ý và có những hành vi khủng bố, đe dọa để đòi mức lãi suất cao thì bên vay có thể trình báo, tố giác hành vi có dấu hiệu phạm tội với cơ quan công an ở địa phương để được hỗ trợ kịp thời, tránh những thiệt hại về tài sản và tinh thần.

Mời bạn đọc gửi câu hỏi để được luật sư tư vấn

Đăng ký Tuổi Trẻ Sao TẠI ĐÂY

Đăng ký Tuổi Trẻ Sao TẠI ĐÂY

Với đội ngũ các luật sư và chuyên gia pháp lý dày dạn kinh nghiệm trên tất cả các lĩnh vực như hôn nhân - gia đình, kinh doanh - thương mại, mua bán đất đai, sở hữu trí tuệ, lao động, hộ tịch, thừa kế..., chuyên mục Tư vấn pháp luật trên Tuổi Trẻ Sao sẽ giải đáp thắc mắc của bạn một cách nhiệt tình, nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.

Bạn đọc vui lòng gửi câu hỏi (gõ bằng tiếng Việt có dấu, font chữ UNICODE) về Tuổi Trẻ Sao qua địa chỉ [email protected].

Infographic hướng dẫn xử lý khi bị nhắn tin gọi điện Infographic hướng dẫn xử lý khi bị nhắn tin gọi điện 'khủng bố' đòi nợ dù không vay tiền

TTO - Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao khuyến cáo người dân một số biện pháp xử lý khi bị các đối tượng gọi điện, nhắn tin “khủng bố” đòi nợ mặc dù không vay tiền.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp