02/08/2020 21:34 GMT+7

Bị ép cùng đường, công ty Trung Quốc chấp nhận thoái vốn để cứu TikTok

BẢO DUY
BẢO DUY

TTO - ByteDance, công ty mẹ của TikTok, đã chấp nhận thoái hết vốn trong nỗ lực tránh lệnh cấm của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Hiện Microsoft của Mỹ đang trong quá trình đàm phán mua lại TikTok.

Bị ép cùng đường, công ty Trung Quốc chấp nhận thoái vốn để cứu TikTok - Ảnh 1.

TikTok là ứng dụng do ByteDance phát triển và được ra mắt năm 2017 - Ảnh: REUTERS

Hôm 1-8, Cố vấn Nhà Trắng Peter Navarro cho biết Tổng thống Trump sẽ tuyên bố hành động cụ thể đối với TikTok chậm nhất vào ngày 3-8. Trước đó, từ chuyên cơ Không lực Một, ông Trump tuyên bố sẽ cấm TikTok hoạt động tại nước này, đóng sầm cánh cửa mua bán với Microsoft.

Chưa đầy 24 giờ sau đó, ít nhất hai nguồn thạo tin của Reuters cho biết ByteDance đã chấp nhận bán toàn bộ cổ phần tại TikTok cho Microsoft, đồng nghĩa TikTok sẽ trở thành một công ty Mỹ 100%.

Sau Huawei, TikTok trở thành mục tiêu mới nhất lọt vào tầm ngắm của Mỹ. Các quan chức ở Washington cảnh báo những dữ liệu thu được từ TikTok sẽ lọt vào tay chính quyền Bắc Kinh bởi TikTok là công ty con của một công ty Trung Quốc.

Trước khi ông Trump đưa ra tuyên bố trên Không lực Một, ByteDance đã mặc cả để giữ lại cổ phần trong Microsoft. Tuy nhiên, sau khi tổng thống Mỹ đe dọa sẽ cấm luôn TikTok và không có chuyện mua bán, thái độ của ByteDance đã thay đổi.

Điều này khiến một số người tin rằng lời đe dọa của ông Trump là một đòn ép trong đàm phán - vốn là lĩnh vực mà ông là bậc thầy, theo Reuters. Tuy nhiên, trong một tuyên bố ngày 2-8, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết ông Trump "sẽ có các hành động đối với các công ty công nghệ Trung Quốc đe dọa an ninh quốc gia Mỹ".

Nhà Trắng từ chối bình luận về thông tin ByteDance chấp nhận thoái hết vốn để cứu công ty con. Tập đoàn mẹ Trung Quốc cũng im lặng khi được Reuters liên hệ.

Với gần 1 tỉ người dùng toàn cầu, TikTok nổi tiếng trong giới trẻ khi cho phép họ tạo ra những video ngắn trên nền nhạc bắt tai hay các hiệu ứng độc lạ và đẹp mắt. Trong khoảng 26,5 triệu người dùng TikTok (hay còn gọi là TikToker) ở Mỹ, có 60% là từ 16 đến 24 tuổi.

So với Huawei, TikTok không thể sánh bằng về giá trị thương mại. Bù lại, ứng dụng này có được mức độ phổ biến khiến Huawei phải ganh tị. Tuy nhiên điều này khiến chính quyền Mỹ lo ngại nguy cơ mất an ninh.

TikTok đã cố gắng phản biện bằng việc chỉ ra có giám đốc điều hành là một người Mỹ và nhấn mạnh TikTok là một phiên bản quốc tế của Douyin. Công ty này cho biết các cơ sở dữ liệu của TikTok được đặt bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc.

Theo kế hoạch mới, dữ liệu của các TikToker Mỹ sẽ được lưu trữ trong các trung tâm dữ liệu của Microsoft.

'Nỗi oan Thị Mầu' TikTok trong mắt Mỹ

TTO - TikTok luôn một mực khẳng định không chia sẻ dữ liệu với chính quyền Bắc Kinh. Nhưng trong mắt của các chính trị gia ở Washington, những lời giải thích đó chẳng khác gì 'nỗi oan Thị Mầu' - tức sự việc đã rành rành mà vẫn cứ kêu oan.

BẢO DUY
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp