27/09/2018 14:46 GMT+7

Bị bắt nạt qua mạng: đừng sợ

PHƯƠNG NGUYỄN
PHƯƠNG NGUYỄN

TTO - Từng bị bắt nạt qua mạng, một sinh viên đã thực hiện công trình nghiên cứu về biện pháp ứng phó hiện tượng bắt nạt qua mạng ở lứa tuổi học sinh gửi về chương trình Tri thức trẻ vì giáo dục 2018.

Bị bắt nạt qua mạng: đừng sợ - Ảnh 1.

Đàm Đức Tài giới thiệu về đề tài các biện pháp ứng phó với bắt nạt qua mạng cho học sinh - Ảnh: NHƯ HÙNG

"Học sinh với nhận thức và kỹ năng xã hội còn thấp dễ trở thành nạn nhân của hành vi . Không ít học sinh bị qua mạng và chịu đựng nhiều nỗi đau, đặc biệt là về tinh thần, nhưng lại không biết phải làm gì, chia sẻ với ai", Đàm Đức Tài - sinh viên năm 1 Trường ĐH Tôn Đức Thắng, chia sẻ.

"Hầu hết các bạn đều tự loay hoay giải quyết vấn đề của mình" - Tài chia sẻ về đối tượng mà đề tài nghiên cứu nhắm đến.

Ai cũng có thể trở thành nạn nhân

Trên mạng Internet, đặc biệt là mạng xã hội, ngoài những hình ảnh nhật ký cá nhân, những video hài hước, những hội nhóm yêu động vật hay bảo vệ môi trường... còn có những dòng trạng thái công kích người này, xúc phạm người kia và cả những hình ảnh nhạy cảm của một số cá nhân.

Theo nghiên cứu của Tài, bắt nạt qua mạng gồm những hình thức như: chia sẻ hoặc công khai những thông tin cá nhân, quấy rối, đeo bám, loại bỏ, cô lập, làm giả hồ sơ cá nhân, nói chuyện thiếu tôn trọng, trêu ghẹo...

Tài đánh giá ai cũng có thể trở thành nạn nhân của hành vi bắt nạt qua mạng này, và môi trường THPT là một trong những môi trường có nạn bắt nạt qua mạng nhiều nhất. Có nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau, nhưng tình trạng chung là diễn ra rất nhiều.

Như nhiều học sinh khác, khi bị bắt nạt qua mạng, Tài thậm chí đã không xác định được rằng mình đang bị bắt nạt và phản ứng đầu tiên của Tài là đáp trả bằng những dòng trạng thái công kích, phẫn nộ hoặc những bình luận thiếu thiện cảm, những lời lẽ tự bảo vệ bản thân.

"Môi trường THPT bài vở ngập đầu, áp lực học thi cử còn gặp thêm những chuyện như vậy nữa rất dễ khiến học sinh bị stress.

Ở TP.HCM lại không có nhiều không gian thoải mái, môi trường bí bách, học trên trường từ sáng đến chiều, tối lại đi học thêm, thời gian giải trí thường dành để đọc sách hoặc lên mạng, nhưng môi trường trên mạng cũng không thoải mái càng khiến học sinh bức bối, căng thẳng. Tôi từng rơi vào hoàn cảnh này" - Tài tâm sự.

Sau khi nghiên cứu, biết nhiều thông tin, bước đầu Tài nhận ra cách tốt nhất là... mặc kệ. Tất nhiên phải có đủ kỹ năng để "mặc kệ" và "nếu mặc kệ mà người ta vẫn quấy rối thì mình sẽ chuyển qua những biện pháp mạnh mẽ hơn như báo với thầy cô, công an" - Tài chia sẻ.

Phối hợp với tư vấn học đường để ứng phó

"Những biện pháp của tôi chưa phải là tốt nhất và còn nhiều mặt hạn chế, nên tôi sẽ không ngừng học hỏi, cập nhật. Điều tôi muốn nói thông qua sáng kiến này là hi vọng sẽ có thêm nhiều người biết đến nạn bắt nạt qua mạng, nhiều người cùng chung tay thì sẽ có nhiều biện pháp tích cực, hiệu quả hơn".

ĐÀM ĐỨC TÀI

ĐÀM ĐỨC TÀITài đã nảy ra ý tưởng nghiên cứu về biện pháp ứng phó với hiện tượng bắt nạt qua mạng dành cho học sinh từ giữa năm lớp 11. Sau đó, Tài dành gần ba tháng hè "ăn nằm" tại thư viện để tìm hiểu, củng cố kiến thức về hành vi bắt nạt qua mạng. Vào đầu năm lớp 12, Tài bắt tay thực hiện dự án, khảo sát học sinh THPT trên địa bàn TP.HCM.

"Thực hiện dự án này hoàn toàn không làm ảnh hưởng đến việc học của tôi. Tôi chỉ cần bớt chút thời gian giải trí lại mỗi ngày khoảng nửa giờ đến một giờ là đủ. Tích tiểu thành đại, không ngừng nghỉ gián đoạn" - Tài nói.

Trong quá trình nghiên cứu, Đàm Đức Tài đã thực hiện một cuộc khảo sát với 700 học sinh THCS và THPT trên địa bàn TP.HCM. Kết quả: 49,77% số học sinh được khảo sát cho biết từng bị bắt nạt qua mạng.

Theo nghiên cứu của Tài, dựa trên thói quen sử dụng mạng hằng ngày của học sinh, có thể dễ dàng kết nối được với nạn nhân bị bắt nạt qua website, đường dây nóng, mạng xã hội...

Bên cạnh đó, cần thành lập các câu lạc bộ để học sinh có môi trường chia sẻ, tìm kiếm sự giúp đỡ. "Những bạn trẻ cùng trang lứa sẽ có sự tương đồng về tâm lý, khi chia sẻ cùng nhau sẽ dễ mở lòng, giúp đỡ nhau hơn" - Tài đề nghị.

Các câu lạc bộ học sinh hay các biện pháp "tìm nạn nhân" đều cần có sự phối hợp với chuyên gia tâm lý và thầy cô đảm nhiệm nhiệm vụ tư vấn học đường. Nhà trường nên thường xuyên mời các chuyên gia chia sẻ những kiến thức, câu chuyện, cảm nhận của họ về bắt nạt qua mạng cũng như những cách để học sinh bảo vệ bản thân.

Đồng thời, Tài cũng đề xuất có sự hợp tác giữa công an với nhà trường nhằm giúp đỡ các nạn nhân và xử lý kẻ bắt nạt. Ngoài ra, nhà trường cũng nên tổ chức những buổi sinh hoạt về kỹ năng ứng phó bắt nạt qua mạng và hướng dẫn sử dụng mạng xã hội an toàn hơn cho học sinh.

Chương trình Tri thức trẻ vì giáo dục 2018 do Trung ương Đoàn, Bộ GD-ĐT, báo Tuổi Trẻ và Công ty cổ phần Tập đoàn Thiên Long tổ chức.

Chương trình tiếp nhận các công trình, sáng kiến thuộc 3 nhóm nội dung: đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập, sáng chế công cụ phục vụ giảng dạy và học tập - nghiên cứu, công trình nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học giáo dục

Mọi thông tin chi tiết liên hệ: đơn vị thường trực chương trình Tri thức trẻ vì giáo dục năm 2018 - Ban thanh niên trường học Trung ương Đoàn, số 64 Bà Triệu, Q.Hoàn Kiếm, TP Hà Nội, điện thoại: 024.6263.1852 (trong giờ hành chính) hoặc 0988.968.037, email: [email protected].

​Cha mẹ nên làm gì khi con bị bắt nạt qua mạng

TTO - Theo thống kê của NetChildrenGoMobile, cứ bốn trẻ từ 12 đến 17 tuổi thì có một em là nạn nhân của nạn bạo lực Internet dưới các hình thức khác nhau.

PHƯƠNG NGUYỄN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp