23/09/2004 22:37 GMT+7

Bí ẩn quanh bức ảnh xa xưa nhất của vũ trụ

ANH QUÝ (Theo BBCNews)
ANH QUÝ (Theo BBCNews)

TTO - Bức ảnh chụp lại thời khắc vài trăm triệu năm sau Big Bang (vụ nổ lớn khai sinh vũ trụ cách đây khoảng15 tỉ năm), do kính viễn vọng Hubble chụp được, khiến các nhà thiên văn học phải đau đầu vì có quá ít sao.

fi04rAmB.jpgPhóng to
Bức ảnh này ghi lại những thời khắc chỉ sau Big Bang vài trăm triệu năm
TTO - Bức ảnh chụp lại thời khắc vài trăm triệu năm sau Big Bang (vụ nổ lớn khai sinh vũ trụ cách đây khoảng15 tỉ năm), do kính viễn vọng Hubble chụp được, khiến các nhà thiên văn học phải đau đầu vì có quá ít sao.

Tiến sĩ Andrew Bunker, công tác tại đại học Exeter, Anh Quốc, khi đo đạc tốc độ hình thành sao trong thiên hà trẻ tuổi nhất trong bức ảnh, đã phát hiện, số lượng sao này không đủ sức phát xạ tia cực tím đủ đốt cháy khí trong vũ trụ, tạo nên các thể plasma liên ngân hà được phát hiện ngày nay.

Tuy nhiên, theo tiến sĩ Massimo Stiavelli, công tác tại Viện thiên văn học Baltimore, Hoa Kỳ, số lượng sao này vẫn đủ sức tạo ra các plasma liên ngân hà nếu chúng to hơn và chứa ít nguyên tố nặng hơn các ngôi sao ngày nay.

Theo tất cả các nhà thiên văn học đồng ý rằng, để giải quyết bí ẩn này, người ta phải dùng đến các máy dò đủ sức miêu tả tốt hơn các sóng ánh sáng dài ở các ngôi sao xa xôi nhất.

Hubble có thể thực hiện được điều này nếu NASA tiến hành lắp đặt máy ảnh tia hồng ngoại WideField Camera 3. Tuy nhiên, cũng có thể các nhà thiên văn phải chờ đến thập kỷ sau, khi NASA tiến hành phóng kính viễn vọng James Webb thay thế cho Hubble.

ANH QUÝ (Theo BBCNews)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp