08/06/2020 06:10 GMT+7

Bí ẩn 'mê cung' phòng khám Trung Quốc

HOÀNG LỘC
HOÀNG LỘC

TTO - Gần đây vẫn có nhiều phòng khám có bác sĩ Trung Quốc hành nghề theo kiểu "vẽ bệnh moi tiền" gây bức xúc dư luận.

Bí ẩn mê cung phòng khám Trung Quốc - Ảnh 1.

Thanh tra Sở Y tế TP.HCM kiểm tra hành chính tại một phòng khám tư - Ảnh: Sở Y tế cung cấp

Người bệnh khi lọt vào mê cung của các phòng khám Trung Quốc (TQ) đều trở thành "con mồi" cho họ giở chiêu trò "vẽ bệnh", "chặt chém" ngay trên bàn mổ. Điều dư luận bức xúc là không hiểu "phép mầu" nào khiến các phòng khám này có thể tồn tại sau năm lần bảy lượt xử phạt, tước giấy phép.

Gây nguy hiểm cho người bệnh

Các phòng khám TQ có chung một chiêu thức hành nghề, đó là chú trọng đào tạo đội ngũ "tay ngang" làm "bác sĩ" tư vấn trực tuyến, lôi kéo người bệnh. Khi người bệnh vào tròng, họ lập tức yêu cầu xét nghiệm nhiều loại, đóng nhiều loại phí. Trên bàn mổ, người bệnh bị hù dọa, "vẽ" ra các chứng bệnh nguy hiểm buộc phải điều trị với giá cao. 

Và kết thúc điều trị, các phòng khám này giở trò bắt người bệnh ký tên, nếu không đủ tiền thanh toán bị ép ký giấy nợ, cầm cố giấy tờ tùy thân hoặc bị giam lỏng đợi người đến chuộc.

Bà Nguyễn Bá Mỹ Nhi - phó giám đốc Bệnh viện Từ Dũ - chia sẻ trong một thời gian dài đơn vị liên tiếp tiếp nhận các ca tai biến sản khoa liên quan đến phòng khám có bác sĩ TQ như phá thai khi thai quá lớn, phá thai nhưng kéo khúc ruột thai phụ ra ngoài, làm thủng ruột. Với các tai biến này, nếu không cấp cứu kịp thời có thể để lại hậu quả nghiêm trọng, thậm chí tử vong. 

Với vai trò là đơn vị hướng dẫn các bác sĩ TQ trong các khóa đào tạo do Sở Y tế  tổ chức, bác sĩ Nhi nhận xét: "Các bác sĩ TQ chưa nắm được căn bản. Qua kiểm tra hồ sơ gồm kết quả siêu âm, toa thuốc... thấy rõ họ không có khả năng về lĩnh vực sản khoa. Đây là nguyên nhân dễ hiểu của các ca tai biến sản khoa nghiêm trọng".

Ông Tăng Chí Thượng - phó giám đốc Sở Y tế - cho rằng lâu nay người nước ngoài (chủ yếu là bác sĩ TQ) hoạt động khám chữa bệnh (KCB) có nhiều sai phạm nghiêm trọng, nhưng một nghịch lý là đơn vị chỉ được xử phạt chứ không có quyền rút chứng chỉ hành nghề vì do Bộ Y tế cấp. Đây là lý do khiến phòng khám TQ "lờn" xử phạt. 

Điển hình từ năm 2018 đến nay có phòng khám bị xử phạt đến 8 lần, với tổng số tiền trên 507 triệu đồng. Các vi phạm chủ yếu như chỉ định KCB vì vụ lợi, sửa chữa hồ sơ bệnh án, thu giá cao hơn giá niêm yết... 

Để tránh bị xử phạt nhiều lần, một số phòng khám quyết định "thoát xác" bằng việc thay tên đổi họ, một số khác lựa chọn thay đổi địa điểm hoạt động qua một số tỉnh thành.

Bí ẩn mê cung phòng khám Trung Quốc - Ảnh 2.

Một bệnh nhân nữ từng bị phòng khám H.C dọa nạt, ép ký giấy nợ với số tiền lớn - Ảnh: H.L.

Cần biện pháp mạnh tay

Trước bối cảnh các phòng khám (đặc biệt phòng khám có bác sĩ TQ) hành nghề theo kiểu "vẽ bệnh moi tiền" gây bức xúc dư luận, ông Tăng Chí Thượng kiến nghị cần có biện pháp xử lý mạnh tay hơn mang tính răn đe, giống như hình thức bấm lỗ bằng lái xe trong lĩnh vực giao thông trước đây.

Ông Nguyễn Hữu Tùng - phó chủ tịch thường trực Hội hành nghề y tư nhân TP.HCM - khá bức xúc trước sự "tự tung, tự tác" của các phòng khám có bác sĩ TQ hoạt động. "Việc sai phạm nối tiếp sai phạm nhưng vẫn hoạt động này gây ảnh hưởng đến uy tín làm nghề của bác sĩ chân chính. Thậm chí việc "cho tồn tại" ở các phòng khám này tạo ra tâm lý không công bằng đối với bác sĩ người Việt, luôn chấp hành quy định", bác sĩ Tùng bức xúc.

Sở Y tế TP.HCM kiến nghị sửa đổi nhiều quy định

Với quy định hiện nay, hành vi quảng cáo không đúng, quảng cáo quá phạm vi chuyên môn; chỉ định sử dụng dịch vụ KCB vì mục đích vụ lợi; tẩy xóa, sửa chữa hồ sơ bệnh án... chỉ có mức xử phạt dao động từ 5-15 triệu đồng với cá nhân, gấp đôi với tập thể. Đáng lưu ý, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm này không bị tước giấy phép hoạt động, việc này chỉ được áp dụng khi vi phạm vượt quá phạm vi chuyên môn, sử dụng người không có chứng chỉ hành nghề.

Bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai - chánh văn phòng Sở Y tế TP - cho biết đơn vị kiến nghị Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế để đủ sức răn đe đối với các hành vi cố tình vi phạm pháp luật. Đồng thời, kiến nghị sửa đổi luật KCB liên quan đến các quy định về cấp chứng chỉ hành nghề cho các bác sĩ trong nước và cả người nước ngoài theo xu thế chung trên thế giới, cũng như các hình thức tước chứng chỉ hành nghề có thời hạn và vĩnh viễn.

Xem xét tăng mức phạt

Theo Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế Nguyễn Huy Quang: "Việc xử phạt bác sĩ vi phạm hành nghề hiện đang thực hiện theo nghị định 176 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Cũng có ý kiến cho rằng mức phạt trong nghị định này còn thấp và hiện dự thảo 176 sửa đổi đã hoàn tất, trình Chính phủ xem xét với mức phạt tăng lên.

LAN ANH

Nghi vấn phòng khám Trung Quốc hành nghề khi đã bị cấm tại TP.HCM Nghi vấn phòng khám Trung Quốc hành nghề khi đã bị cấm tại TP.HCM

TTO - Phó vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ và trẻ em (Bộ Y tế) Đinh Anh Tuấn vừa yêu cầu Sở Y tế TP.HCM làm rõ việc một phòng khám Trung Quốc đã bị tước giấy phép nhưng vẫn hành nghề, nhận phá thai to, nguy hiểm cho người bệnh.

HOÀNG LỘC
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp