17/02/2023 18:04 GMT+7

BHYT cần chi trả các dụng cụ trợ giúp phục hồi chức năng cho người khuyết tật

Hiện nước ta có hơn 7% dân số từ 2 tuổi trở lên bị khuyết tật và 13% gia đình có người khuyết tật, nhưng nhiều người đang gặp khó vì thiếu dụng cụ trợ giúp phục hồi chức năng.

Bệnh nhân tập vật lý trị liệu tại Bệnh viện Phục hồi chức năng - Điều trị bệnh nghề nghiệp (TP.HCM) - Ảnh: XUÂN MAI

Bệnh nhân tập vật lý trị liệu tại Bệnh viện Phục hồi chức năng - Điều trị bệnh nghề nghiệp (TP.HCM) - Ảnh: XUÂN MAI

Ngày 17-2, Cục quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), Liên hiệp hội người khuyết tật tại Việt Nam và Tổ chức IC, Tổ chức USAID phối hợp tổ chức Hội thảo xây dựng danh mục dụng cụ phục hồi chức năng ưu tiên tại Việt Nam.

Hội nghị thông tin, tại Việt Nam hiện có hơn 7% dân số từ 2 tuổi trở lên bị khuyết tật, và 13% gia đình có người khuyết tật (tương đương với 12 triệu người).

Bên cạnh gánh nặng bệnh tật và tử vong do bệnh không lây nhiễm ngày càng cao, Việt Nam cũng là quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới, ước tính số người từ 60 tuổi trở lên sẽ chiếm 30% dân số vào năm 2050.

Theo Thể chức Y tế thế giới (WHO), ước tính sẽ có hơn 19 triệu người Việt Nam có nhu cầu đối với ít nhất một dụng cụ phục hồi chức năng.

Theo TS Cao Hưng Thái - phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, hoạt động chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng được Bộ Y tế phát triển trên phạm vi toàn quốc với hệ thống phục hồi chức năng rộng khắp.

Tuy nhiên trong thực tế vẫn đang tồn tại một số rào cản trong cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh, phục hồi chức năng cũng như trong trong tiếp cận và sử dụng dịch vụ của người dân và người khuyết tật.

Cụ thể vẫn còn gần 3 triệu người khuyết tật phải tự mua BHYT và phải đồng chi trả phí dịch vụ khám chữa bệnh. Đặc biệt các dụng cụ phục hồi chức năng, dụng cụ trợ giúp rất cần đối với người khuyết tật, người cao tuổi, những người có khó khăn trong sinh hoạt lao động, học tập, làm việc... nhưng chưa được BHYT chi trả (theo khoản 8, điều 23 Luật Bảo hiểm Y tế).

"Với nguồn tài chính có hạn và nhu cầu về dụng cụ phục hồi chức năng, thì nguồn tài chính bền vững chi trả cho các dụng cụ trợ giúp người khuyết tật từ BHYT là hết sức cần thiết", ông Thái nêu ý kiến.

Cũng tại hội thảo, ông Đặng Văn Thanh - phó Chủ tịch Liên hiệp hội Người khuyết tật Việt Nam - cho hay hiện người khuyết tật gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận dụng cụ trợ giúp do không có sẵn tại địa phương (trừ một số thành phố lớn) hay người khuyết tật không có khả năng chi trả do điều kiện kinh tế.

Ông Thanh cho rằng cần có nghiên cứu cụ thể đánh giá vai trò và tác động của dụng cụ trợ giúp đối với người khuyết tật. Đồng thời nghiên cứu, mở rộng danh mục BHYT chi trả dụng cụ trợ giúp cho người khuyết tật, cũng như nghiên cứu các mô hình cung cấp dịch vụ dụng cụ trợ giúp đối với người khuyết tật.

Hiện ngành công nghiệp dụng cụ phục hồi chức năng cho người khuyết tật trong nước rất hạn chế, do các doanh nghiệp không mặn mà. Đa số các sản phẩm phục vụ người khuyết tật phải nhập khẩu và không chủ động được nguồn hàng.

Trước thực trạng này, các đại biểu cũng đề nghị cần có cơ chế để khuyến khích các doanh nghiệp phát triển mặt hàng đang có nhu cầu ngày càng cao tại Việt Nam.

Phát triển từ xây dựng danh mục dụng cụ trợ giúp ưu tiên của WHO (50 sản phẩm), Bộ Y tế đã họp các chuyên gia từ cơ quan quản lý, chuyên môn, Ủy ban quốc gia về người khuyết tật họp và xác định các tiêu chí cần thiết để Việt Nam xây dựng danh mục dụng cụ phục hồi chức năng ưu tiên, phù hợp trong bối cảnh của Việt Nam.

Đề nghị BHYT thanh toán 25 loại vật tư phục hồi chức năngĐề nghị BHYT thanh toán 25 loại vật tư phục hồi chức năng

TT - Ngày 18-11, Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội VN đã cùng họp bàn về thông tư quy định danh mục vật tư kỹ thuật, vật tư y tế phục hồi chức năng được Bảo hiểm y tế thanh toán.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp