24/12/2024 17:44 GMT+7

'Bêu' tên và phạt nặng mới chừa xả rác bừa bãi?

Theo bạn đọc, không phải ngẫu nhiên mà Nhật Bản, Singapore được xem là hai quốc gia ít xả rác. Vì vậy muốn giảm xả rác, bên cạnh giáo dục ý thức cần xử phạt thật nặng.

Bêu tên và phạt nặng mới ngăn ngừa được nạn xả rác - Ảnh 1.

Người dân qua lại trên tuyến đường Cách Mạng Tháng Tám (phường 10, quận 3, TP.HCM) đều nhăn mặt bởi mùi hôi thối khó chịu bốc lên từ bãi rác - Ảnh: KSOR QUÝ

Như Tuổi Trẻ Online đã thông tin, truyền thông Nhật Bản cho hay từ tháng 3-2025, nhà chức trách Fukushima (Nhật Bản) sẽ công khai danh tính cá nhân hoặc doanh nghiệp bỏ rác sai quy định. 

Nhiều bạn đọc cho rằng Việt Nam cần học cách làm này để hạn chế nạn xả rác. Đồng thời bạn đọc cũng đề xuất nhiều giải pháp để ngăn xả rác.

"Đánh" vào lòng tự trọng để chấm dứt xả rác

Ai cũng biết người Nhật có lòng tự trọng rất cao. Họ không muốn bị đánh giá xấu về danh dự. Chính vì vậy, việc bêu tên những hành vi sai trái trước công chúng sẽ khiến họ lo sợ.

Và thành phố Fukushima "đánh" vào tâm lý này khi đưa ra quy định: Những người vi phạm quy định về bỏ rác lần đầu sẽ bị cảnh cáo trực tiếp, lần thứ hai sẽ nhận văn bản cảnh cáo. 

Nếu tiếp tục vi phạm, người vi phạm sẽ bị nêu tên công khai trên trang web của thành phố.

Tôi nghĩ không cần phải phạt nặng, chỉ việc bêu tên thôi là nhà chức trách thành phố Fukushima đã đạt được mục đích vì phần đông người Nhật có tính tuân thủ rất cao.

Còn với người Việt mình, để đạt được mục đích không xả rác bừa bãi, điều tiên quyết là phải giáo dục nhân cách cho thế hệ sau, thế hệ trẻ dưới 16 tuổi. Tư duy thay đổi tích cực thì hành vi sẽ thay đổi theo.

Song song đó chúng ta cần nên mạnh mẽ, quyết liệt áp dụng luật thật nghiêm minh.

Bạn đọc Vinh

Bên cạnh phạt hành chính việc xả rác làm ảnh hưởng cuộc sống cộng đồng, nên bêu tên những người vi phạm trên tivi, cạnh mục tin giao thông hằng ngày. Việc này cần làm ngay bởi các biện pháp đã dùng lâu nay chưa mang lại hiệu quả cao.

3 đề xuất để dứt điểm nạn xả rác

1.Đưa chỉ tiêu môi trường vào thi đua tại các đơn vị.

2.Nên cho các địa phương thu tiền phạt vi phạm môi trường, không phải nộp vào ngân sách.

3.Người phát hiện và lực lượng xử phạt vi phạm môi trường được hưởng 80% số tiền phạt.

Bạn đọc Lê Văn Ngọc

Với Việt Nam cần làm triệt để cùng lúc hai hình thức: phạt tiền và bêu tên.

Thời gian qua, dù biết xả rác bừa bãi là không nên nhưng vẫn có một số bộ phận người Việt mình nghĩ: chả ai dám làm gì họ cả nên cứ xả rác bậy.

Tôi nêu một ví dụ điển hình là có một người đàn ông ngày nào cũng cởi trần dắt chó đi phóng uế trước cửa nhà hàng xóm, ngày 3 cử vừa dắt chó vừa khạc nhổ đầy đường đầy sân nhà người khác. 

Khi bị nhắc nhở lại còn kiểu như thách thức, tra tấn tinh thần hàng xóm.

Tôi đề nghị cần phạt tiền, bêu tên những hành vì xả rác, phóng uế bừa bãi... nhằm nâng cao nhận thức, biết quý trọng môi trường sinh sống.

Bạn đọc Hưng

Áp dụng kỷ luật "thép", phạt tiền thật nặng

Đọc chuyện vô ý thức, xả rác bừa bãi của một số người xảy ra tại Việt Nam, bỗng nhớ lại lời của cố Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu.

Trước khi đi vào khuôn khổ về ý thức, giữ cho đất nước sạch đẹp, Singapore cũng bề bộn, nhiều người cũng thiếu tính kỷ luật.

Nhưng sau một thời gian áp dụng kỷ luật thép như phạt tù và phạt tiền thật nặng, Singapore đã trở thành một đất nước rất có ý thức về môi trường sống và họ tự hào về điều này.

Việt Nam ta nếu như không áp dụng biện pháp nặng với tình trạng xả rác vô ý thức này thì mãi mãi vẫn phải sống chung với việc rác thải khắp nơi, môi trường ô nhiễm...

Bạn đọc Lan Le

Tôi cho rằng Việt Nam nên phạt như Singapore, đụng đến túi tiền là giảm xả rác ngay.

Để xảy ra tình trạng xả rác bừa bãi, theo tôi là do địa phương chưa quyết liệt, chưa quan tâm nhiều đến việc xả rác.

Nhiều người vô tư đem rác vứt hết xuống sông, vỉa hè, gầm cầu... miễn sao rác không ở nhà mình là được, bất chấp tất cả.

Phường chỉ cần gắn camera phạt nguội là giảm ngay tình trạng trên. Rất mong cấp tỉnh, thành nhanh chóng chỉ đạo quận, huyện sớm xử phạt nghiêm để trả lại môi trường trong sạch cho người dân.

Bạn đọc NDChieu

Rác từ thành thị đến nông thôn

Không chỉ ở thành thị, mà ở nông thôn hiện nay cũng có nạn xả rác bừa bãi.

Đường làng thôn xã hiện nay đã được đầu tư bê tông sạch đẹp. Nhưng một số người dân vẫn vô ý thức có thói quen xấu cứ vứt rác và nước thải ra đường, gây ô nhiễm môi trường khu dân cư.

Để giải quyết vấn nạn này, tôi nghĩ trong thời gian tới các cấp chính quyền không tuyên truyền vận động chung chung nữa, mà phải cương quyết xử lý, xử phạt nghiêm.

Bạn đọc Trung

Bêu tên và phạt nặng mới ngăn ngừa được nạn xả rác - Ảnh 2.Nên 'bêu' tên người xả rác bừa bãi như cách làm của người Nhật?

Để trị 'bệnh' xả rác bừa bãi, chúng ta hãy học người Nhật cách xử lý người thiếu ý thức nơi công cộng.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp