23/04/2023 09:00 GMT+7

bePOS - start-up để nuôi giấc mơ khởi nghiệp của người Việt

Vì ước mơ nuôi dưỡng các giấc mơ khởi nghiệp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, ứng dụng quản lý bán hàng bePOS đã ra đời để giúp doanh nghiệp tiếp cận các nguồn lực cần thiết với chi phí bắt đầu từ 0 đồng.

Start-up để nuôi dưỡng giấc mơ khởi nghiệp của người Việt - Ảnh 1.

CEO Bách Phạm (giữa) và thành viên của đội ngũ bePOS - Ảnh: BEPOS

“Trong bối cảnh nguồn lực thiếu thốn, thời gian chỉ có 24 tiếng/ngày, làm sao các doanh nghiệp có thể vận hành tốt doanh nghiệp của mình để tăng trưởng liên tục đây?”, CEO Bách Phạm của bePOS đặt vấn đề.

Thị trường lớn, nhưng thiếu giải pháp phù hợp

Trò chuyện cùng Tuổi Trẻ Online, Bách kể lại sự ra đời của bePOS bắt đầu với "nỗi đau" của một trong những nhà đồng sáng lập. 

Một bạn học ở Úc của Bách ngày đó là anh Will Truong có gia đình mở tiệm làm móng tại quốc gia này. Thời đó, thị trường Úc đã có khoảng 50-60 phần mềm quản lý bán hàng, nhưng đa số không mấy thân thiện và không dễ dùng với cộng đồng người Việt tại đây.

Với 10 năm kinh nghiệm trong mảng thiết bị bán hàng (POS), người bạn của Bách đã viết một phần mềm riêng cho ngành nhà hàng và làm móng để giúp đỡ gia đình mình.

Từ đó, ý tưởng này được mở rộng ra khi hai người bạn cùng nhau trao đổi. "Chúng tôi thấy rằng thị trường dành cho ý tưởng này thấy không chỉ ở cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài mà là cả ở Việt Nam, Đông Nam Á. Đó là một thị trường rất mới và đang ở giai đoạn đầu của chuyển đổi số", Bách kể lại.

Sau khi nghiên cứu thị trường, hai nhà đồng sáng lập bePOS nhận ra tại Việt Nam lúc đó đã có khoảng chục phần mềm hỗ trợ quản lý bán hàng. Tuy nhiên, hầu hết các phần mềm này đều dựa trên là máy tính và khó sử dụng đối với những người không rành công nghệ. 

Bách cảm thấy những phần này vẫn còn nhiều thiếu sót và khả năng mở rộng ra thị trường toàn cầu "gần như không có".

Start-up để nuôi dưỡng giấc mơ khởi nghiệp của người Việt - Ảnh 2.

BePOS xuất hiện trong mô hình mẫu cửa hàng Trung Nguyên E-Coffee với nhiệm vụ đặt món và thanh toán hóa đơn - Ảnh: BEPOS

Nghĩ là làm, cả hai quyết định đưa đội ngũ của mình về hoạt động tại Việt Nam, tạo ra một bộ máy vận hành tại Việt Nam để có chi phí rẻ, phục vụ cho Việt Nam và cả cộng đồng người Việt tại nước ngoài với sản phẩm có chất lượng ở mức toàn cầu.

Bách đánh giá thị trường doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam là một thị trường tiềm năng.

“Ở Việt Nam, có tới hơn 5 triệu doanh nghiệp vừa và nhỏ. Họ thiếu hướng dẫn về quy trình vận hành hiệu quả, thiếu các công cụ công nghệ hỗ trợ chuyển đổi số để giảm chi phí. Họ cũng hiếm khi được các tổ chức ngân hàng mời các khoản vay ưu đãi vì khó chứng minh hiệu quả kinh doanh. Chính vì vậy mà hơn 50% trong số họ đã đóng cửa sau 2 năm, và 70% đóng cửa sau 5 năm”, nhà đồng sáng lập bePOS nhận xét.

Song nhìn ở một góc độ khác, bePOS đánh giá thị trường tại Việt Nam đủ lớn để doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp tục phát triển.

"Dân số của mình đang ở khoảng 100 triệu dân, GDP khoảng 400 tỉ USD và tăng trưởng GDP đang rất tốt. Tôi cho rằng sau khoảng 10 năm, Việt Nam có khả năng đạt GDP khoảng 1.000 tỉ USD, gần bằng Indonesia", Bách nói.

Tiện ích cao với giá cả hợp lý

Ba trụ cột dịch vụ chính của bePOS là chuyển đổi số, học kiến thức kinh doanh, cấp vốn ưu đãi từ các tổ chức tài chính.

Song thời gian đầu, bePOS phải cạnh tranh khá nhiều khi tiếp cận thị trường Việt Nam, một phần bởi vì họ không phải những người đầu tiên.

Start-up để nuôi dưỡng giấc mơ khởi nghiệp của người Việt - Ảnh 3.

Đội ngũ bePOS tại tiệc tất niên 2022 - Ảnh: BEPOS

Hiểu tâm lý e ngại khi tiếp xúc một dịch vụ mới, bePOS cung cấp cho doanh nghiệp gói khởi nghiệp miễn phí trọn đời.

Lấy ví dụ, một người muốn mở quán cà phê có thể tận dụng tài liệu, khóa đào tạo miễn phí với chuyên gia F&B mà bePOS cung cấp, cũng như quản lý tiền bạc, danh mục sản phẩm, và khách hàng trên ứng dụng này.

Tất cả những dữ liệu này đều được số hóa, giúp doanh nghiệp có nhiều thời gian hơn trong việc sáng tạo món mới, chăm chút không gian quán, tìm hiểu khách hàng.

Sau 1 năm, công việc kinh doanh khởi sắc, doanh nghiệp bắt đầu có thể đóng gói quy trình vận hành cửa hàng và mở thêm cửa hàng mới, bắt đầu quản lý công thức và nguồn nguyên liệu quy mô lớn, kết nối nhiều giải pháp thanh toán, marketing. Họ có thể nâng cấp lên gói trả phí với chi phí chỉ 10.000 đồng/ngày.

Sau 2 năm, khi mọi thứ thuận lợi “như diều gặp gió”, Bách chia sẻ có rất nhiều doanh nghiệp sẽ muốn vay tín chấp thêm vốn của ngân hàng, muốn đóng gói quy trình để mở chuỗi. BePOS sẵn sàng mang lại sự tư vấn cần thiết, vì công ty đã có kinh nghiệm làm với các chuỗi đầu ngành như E-Coffee Trung Nguyên, Gemini Coffee…

Bằng mô hình trên, bePOS đã giúp cho 12.000 cửa hàng trên 10 quốc gia chuyển đổi số dễ dàng, tăng năng suất, giải phóng sức sáng tạo của người chủ và kết nối họ với các nguồn lực mà họ cần.

Ngoài ra, việc bảo mật thông tin và dữ liệu là vấn đề mà chủ doanh nghiệp đều quan tâm. Chính vì vậy, đây cũng là ưu tiên hàng đầu của bePOS. Với đội ngũ công nghệ của Úc, bePOS đảm bảo tất cả các dữ liệu của khách hàng đều được bảo mật ở trách nhiệm cao, dưới các quy trình được xem xét kỹ lưỡng bởi cả bePOS và các đối tác.

Mời đặt câu hỏi và đăng ký dự talkshow "Cảm hứng khởi nghiệp"

Hội đồng thẩm định đã chọn được 22 start-up tiêu biểu cùng một giải start-up truyền cảm hứng và giải start-up xanh của Tuổi Trẻ Start-up Award 2023. Các dự án này nhận khoản hỗ trợ kinh phí với sự đồng hành của các đơn vị: VinaCapital, FE Credit, Ngân hàng ACB, Thái Bình Group, Volvo, IDICo, Tín Nghĩa Corp., Saigontourist Group, Sân golf Thủ Đức... Trong đó, dự án được trao giải đặc biệt trị giá 100 triệu đồng từ GIBC.

Lễ vinh danh các start-up tiêu biểu sẽ diễn ra tại talkshow "Cảm hứng khởi nghiệp" với chủ đề "Trong khủng hoảng, tìm thấy cơ hội?" tại Trường đại học Kinh tế TP.HCM ngày 26-4. Nguyên phó thủ tướng Đức gốc Việt Philipp Rösler - lãnh sự danh dự Việt Nam tại Thụy Sĩ - là diễn giả chính tại sự kiện này.

Ngoài ra còn có các diễn giả: ông Phạm Phú Ngọc Trai - nhà sáng lập và chủ tịch Công ty Tư vấn kinh doanh và Hội nhập toàn cầu (GIBC); ông Don Lam - tổng giám đốc và cổ đông sáng lập VinaCapital; bà Nguyễn Thị Diệu Hằng - giám đốc Trung tâm Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp TP.HCM (BSSC); ông Lê Yên Thanh - sáng lập và CEO Phenikaa MaaS, Forbes Under 30; bà Phạm Khánh Linh - sáng lập và CEO Logivan, Forbes Under 30.

Start-up để nuôi dưỡng giấc mơ khởi nghiệp của người Việt - Ảnh 6.

 

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp