Dự kiến thời gian đầu Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới sẽ chịu trách nhiệm chính về nhân lực chuyên môn cho bệnh viện dã chiến, nhân lực phục vụ ngoài chuyên môn sẽ do Bộ Tư lệnh thành phố điều động - Ảnh: DUYÊN PHAN
Trong buổi lễ công bố bệnh viện dã chiến đi vào hoạt động, một tình huống giả định được đặt ra: một người trung niên nghi nhiễm virus corona được chuyển đến khu dã chiến. Chỉ trong vòng 10 phút, tất cả y bác sĩ sẵn sàng tiếp nhận và điều trị cho nam bệnh nhân này.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Tăng Chí Thượng - phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM - cho biết ngành y tế thành phố đã tham mưu cho Ban chỉ đạo thành phố chuẩn bị 2 bệnh viện dã chiến với quy mô 500 giường nhằm phục vụ công tác phòng chống dịch.
Trong đó, bệnh viện dã chiến tại cơ sở 1 (huyện Củ Chi) là 300 giường, còn tại cơ sở 2 (huyện Nhà Bè) là 200 giường. Chỉ trong vòng 5 ngày, bệnh viện dã chiến cơ sở 1 đã chính thức đi vào hoạt động, sớm hơn 1 ngày so với dự kiến.
Theo ông Thượng, bệnh viện dã chiến được thành lập cho thấy sự chủ động của thành phố sẵn sàng tiếp nhận cách ly những bệnh nhân tại các quận, huyện khi có triệu chứng nghi nhiễm virus corona (sốt, ho…). Khác các khu cách ly tại địa phương, bệnh viện dã chiến này sẽ vừa cách ly, vừa điều trị.
Trong giai đoạn đầu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới (TP.HCM) sẽ chịu trách nhiệm chính về nhân lực chuyên môn cho bệnh viện dã chiến, nhân lực phục vụ ngoài chuyên môn sẽ do Bộ Tư lệnh thành phố điều động.
Lần lượt các bệnh viện thành phố và bệnh viện quận, huyện sẽ cử bác sĩ, điều dưỡng luân phiên đến công tác tại bệnh viện dã chiến, tùy thuộc vào tình hình diễn tiến dịch bệnh trên địa bàn thành phố.
Do bệnh viện dã chiến có vị trí rất gần Bệnh viện huyện Củ Chi, Sở Y tế và UBND huyện Củ Chi thống nhất chọn Bệnh viện huyện Củ Chi là bệnh viện tham gia hỗ trợ nhân lực (bác sĩ, điều dưỡng) cho Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trong giai đoạn đầu mới triển khai bệnh viện dã chiến.
Đại tá Nguyễn Văn Hoàng - phó tư lệnh tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh thành phố - cho hay để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân và nhân viên y tế tại Bệnh viện dã chiến, Bộ tư lệnh thành phố đã thành lập thêm đội giữ binh và bộ phận hậu cần, phục vụ ăn uống cho nhân viên y tế và bệnh nhân.
Đại tá Hoàng cho biết thêm khu vực xung quanh tại bệnh viện dã chiến là đồng cỏ, không có nhà dân nên đảm bảo không xảy ra chuyện lây lan virus corona ra cộng đồng dân cư.
6 khu nhà thuộc trường huấn luyện của Bộ Tư lệnh thành phố được chuyển thành bệnh viện - Ảnh: DUYÊN PHAN
Các bác sĩ, điều dưỡng mặc trang phục bảo hộ kỹ càng để vào khu vực cách ly - Ảnh: DUYÊN PHAN
Bệnh viện huyện Củ Chi sẽ tham gia hỗ trợ nhân lực (bác sĩ, điều dưỡng) cho Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trong giai đoạn đầu mới triển khai bệnh viện dã chiến - Ảnh: DUYÊN PHAN
Bệnh nhân nghi nhiễm virus corona được đưa đến bệnh viện (tình huống giả định) - Ảnh: DUYÊN PHAN
Và nhanh chóng được chuyển vào các phòng cách ly để thăm khám (tình huống giả định) - Ảnh: DUYÊN PHAN
Bệnh nhân nghi bị virus corona được bác sĩ thăm khám (tình huống giả định) - Ảnh: DUYÊN PHAN
Bệnh nhân được đo nhiệt độ cơ thể để kiểm tra tình hình sức khỏe (tình huống giả định) - Ảnh: DUYÊN PHAN
Sở Y tế điều động xe chụp X-quang di động lên phục vụ Bệnh viện dã chiến - Ảnh: DUYÊN PHAN
Phòng cấp cứu, nơi tiếp nhận các bệnh nhân - Ảnh: DUYÊN PHAN
Các bác sĩ, điều dưỡng được trang bị bảo hộ kỹ lưỡng - Ảnh: DUYÊN PHAN
Các thiết bị y tế được phun khử trùng trước khi rời khỏi khu cách ly - Ảnh: DUYÊN PHAN
Đại tá Nguyễn Văn Hoàng - phó tư lệnh tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh TP - phát biểu tại buổi lễ đưa bệnh viện dã chiến đi vào hoạt động - Ảnh: DUYÊN PHAN
6 khu nhà thuộc trường huấn luyện của Bộ Tư lệnh thành phố được chuyển thành Bệnh viện dã chiến với quy mô 300 giường - Ảnh: DUYÊN PHAN
Sáng 10-2, bệnh viện dã chiến chính thức đi vào hoạt động - Ảnh: DUYÊN PHAN
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận