05/01/2021 20:56 GMT+7

Bệnh viện Chợ Rẫy dùng Titanium in 3D trám lỗ hổng 11cm ở xương bệnh nhân ung thư

HOÀNG LỘC
HOÀNG LỘC

TTO - Mảnh ghép in 3D hợp kim Titanium dạng tổ ong có lợi điểm nhẹ nhưng cứng, đặc biệt không sợ hóa, xạ trị đối với người bệnh ung thư. Dạng này còn giúp tế bào xương sinh sôi, trở thành một phần của cơ thể người bệnh.

Bệnh viện Chợ Rẫy dùng Titanium in 3D trám lỗ hổng 11cm ở xương bệnh nhân ung thư - Ảnh 1.

Chỉ 4 ngày sau phẫu thuật, bệnh nhân đã tập đi, có thể đi lại bình thường sau 5-6 tháng - Ảnh: Bệnh viện Chợ Rẫy cung cấp

Ngày 5-1, bác sĩ Lê Văn Tuấn - trưởng khoa chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Chợ Rẫy - cho biết, đơn vị đã thực hiện thành công ca phẫu thuật sử dụng mảnh ghép in 3D hợp kim Titanium dạng tổ ong thay một đoạn xương chày cho bệnh nhân ung thư xương. 

Đây là kỹ thuật hoàn toàn mới lần đầu tiên được áp dụng thành công tại Bệnh viện Chợ Rẫy.

Vào tháng 3-2019, anh H.V.K. (33 tuổi, ngụ tỉnh Quảng Ngãi) tìm đến Bệnh viện Chợ Rẫy khám do một khối u ngày một lớn trên xương chày chân trái. Điều này khiến anh bị hạn chế vận động ở khớp gối.

Các bác sĩ xác định bệnh nhân bị ung thư xương ác tính. Trước khi được ghép, bệnh nhân đã trải qua 6 đợt hóa trị và được phẫu thuật cắt trọn khối u. Tuy vậy di chứng để lại sau phẫu thuật là chân trái có một lỗ khuyết hổng trên xương chày khoảng 11cm.

Bệnh viện Chợ Rẫy dùng Titanium in 3D trám lỗ hổng 11cm ở xương bệnh nhân ung thư - Ảnh 2.

Mảnh ghép in 3D hợp kim Titanium dạng tổ ong - Ảnh: Bệnh viện Chợ Rẫy cung cấp

Thông thường sau khi bị cắt gọt xương chân phía dưới, các bác sĩ sẽ cắt một phần xương đùi trên chuyển xuống ghép vào phần xương bị khuyết. Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là trục của xương chi thay đổi, đi lại khó khăn. Chưa kể, việc cắt xương đùi ở trên khiến vết mổ rộng; ca mổ kéo dài gây nguy cơ chảy máu, nhiễm trùng rất cao.

Từ các hạn chế này, các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy đã thiết kế bản in 3D, đồng thời trao đổi gửi Viện nghiên cứu CSIRO (Úc), tiến hành thiết kế xương thay thế phù hợp với bệnh nhân.

"Dựa trên kích thước, hình dạng của phần xương bị khuyết và hình ảnh mô phỏng của chân đối diện, chúng tôi đã phối hợp tạo ra một mảnh ghép bằng hợp kim Titanium dạng tổ ong, sau đó tiến hành ghép vào phần xương bị khuyết cho bệnh nhân. Chỉ 4 ngày sau phẫu thuật, bệnh nhân đã tập đi lại, có thể đi lại bình thường sau 5-6 tháng" - bác sĩ Đỗ Phước Hùng, phó khoa chấn thương chỉnh hình, nói.

Đặt hàng từ Úc giá khoảng 2.500 USD

Trước khi thực hiện thành công trên bệnh nhân đầu tiên, từ năm 2018, Bệnh viện Chợ Rẫy phối hợp với Viện nghiên cứu CSIRO (Úc) tiến hành nghiên cứu và thí nghiệm trên thỏ.

"Ưu điểm của công nghệ này là các mảnh ghép in 3D được tạo ra vừa vặn với vùng xương bị mất. Các lỗ "tổ ong" của mảnh ghép sẽ dẫn dụ tế bào xương sinh sôi, phát triển, lâu dần biến mảnh ghép Titanium trở thành một phần của cơ thể, tồn tại bên trong cơ thể mà không bị đào thải như các kim loại hình dạng khác", bác sĩ Lê Văn Tuấn đánh giá.

Tuy có thể làm chủ kỹ thuật thiết kế mảnh ghép in 3D nhưng chưa có thiết bị máy móc, các mảnh ghép này vẫn phải đặt hàng từ Úc với giá thành khá cao (khoảng 2.500 USD). Tương lai nếu nhập được máy in 3D này về chế tác, in tại Việt Nam sẽ tạo thuận lợi cho người bệnh bị ung thư xương hoặc mất xương.

Lần đầu tiên thực hiện mổ thay xương tai giữa thành công Lần đầu tiên thực hiện mổ thay xương tai giữa thành công

Các bác sĩ Nam Phi vừa thực hiện thành công ca mổ thay hệ thống xương tai giữa trên người đầu tiên trong lịch sử y khoa toàn cầu.

HOÀNG LỘC
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp