01/11/2022 15:46 GMT+7

Bệnh viện cần có thêm áp phích, tờ rơi tuyên truyền về bệnh đậu mùa khỉ

DƯƠNG LIỄU
DƯƠNG LIỄU

TTO - Bệnh viện cần đẩy mạnh truyền thông kiến thức về bệnh đậu mùa khỉ như cách nhận biết bằng áp phích, tờ rơi hay phát trên màn hình ti vi trong sảnh của bệnh viện để người dân nắm rõ.

Bệnh viện cần có thêm áp phích, tờ rơi tuyên truyền về bệnh đậu mùa khỉ - Ảnh 1.

Đoàn công tác của Bộ Y tế tổ chức kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh đậu mùa khỉ tại Bệnh viện Da liễu trung ương - Ảnh: D.LIỄU

Ngày 1-11, đoàn công tác của Bộ Y tế tổ chức kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh đậu mùa khỉ tại sân bay Nội Bài và 2 bệnh viện chuyên khoa về da liễu gồm Bệnh viện Da liễu trung ương và Bệnh viện Da liễu Hà Nội.

Trưởng đoàn kiểm tra số 2, ông Vương Ánh Dương - phó cục trưởng Cục Khám chữa bệnh, Bộ Y tế - cho biết hiện có nhiều dịch bệnh, trong công tác phòng chống dịch Bộ Y tế ưu tiên chỉ đạo phòng chống bệnh đậu mùa khỉ.

"Qua kiểm tra, cơ bản có thể đánh giá rất cao công tác chuẩn bị cũng như sẵn sàng vào cuộc của các đơn vị. Các đơn vị đảm bảo tốt việc tập huấn, chủ động phát hiện những yêu cầu chúng ta cần phải bảo đảm, giám sát đối với dịch đậu mùa khỉ tại cửa khẩu. 

Hiện Bộ Y tế và Sở Y tế Hà Nội bố trí 2 cơ sở để tiếp nhận người bệnh là Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương và Bệnh viện Đống Đa", ông Dương thông tin.

Bệnh viện cần có thêm áp phích, tờ rơi tuyên truyền về bệnh đậu mùa khỉ - Ảnh 2.

Đoàn kiểm tra đề xuất cần có thêm tờ rơi, áp phích tại khu vực chờ khám tại bệnh viện - Ảnh: D.LIỄU

Tại Bệnh viện Da liễu trung ương, bệnh viện đã tập huấn phân luồng, điều tra dịch tễ, bố trí đường đi và khám sàng lọc các ca nghi ngờ mắc đậu mùa khỉ. Hiện bệnh viện bố trí 1 phòng container để cách ly ca nghi mắc đậu mùa khỉ nếu có.

Thành viên đoàn của Bộ Y tế đề xuất các bệnh viện cần có phương án cho tình huống có nhiều ca nghi ngờ hơn. Đồng thời, cần có các tờ rơi, áp phích truyền thông về bệnh đậu mùa khỉ cho người dân.

"Tại khu vực chờ khám bệnh, thanh toán có rất nhiều bệnh nhân ngồi chờ. Bệnh viện có thể đẩy mạnh truyền thông kiến thức về bệnh đậu mùa khỉ như cách nhận biết, phòng tránh... bằng áp phích, tờ rơi hay phát trên màn hình ti vi trong sảnh của bệnh viện để người dân nắm rõ", thành viên đoàn kiểm tra nhận định. 

Bác sĩ Bùi Quang Hào - trưởng khoa kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Da liễu trung ương - cho biết mỗi ngày tại bệnh viện có 1.000 - 1.500 bệnh nhân đến khám. Đến nay, bệnh viện tiếp nhận một số trường hợp từ nước ngoài, chủ yếu là bệnh viêm da cơ địa, chưa có trường hợp nghi ngờ mắc đậu mùa khỉ. 

"Bệnh đậu mùa khỉ có các dấu hiệu về da như nhiều bệnh lý về da thông thường khác. Vì thế, bệnh viện đã lưu ý các bác sĩ khi thấy các triệu chứng về lâm sàng mà không giải thích được bằng các bệnh da liễu khác như thủy đậu, giang mai, tay chân miệng… thì cần cảnh giác với bệnh đậu mùa khỉ.

Đặc biệt, khi người bệnh có thêm biểu hiện sốt, mệt mỏi toàn thân hoặc có tiền sử đi từ nước ngoài về thì cần chuyển xuống phòng khám cách ly", bác sĩ Hào thông tin.

Ca đậu mùa khỉ thứ hai tại Việt Nam xuất viện Ca đậu mùa khỉ thứ hai tại Việt Nam xuất viện

TTO - Sau hai tuần được điều trị và cách ly tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM, chiều 31-10, bệnh nhân đậu mùa khỉ thứ hai tại Việt Nam đã xuất viện.

DƯƠNG LIỄU
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp