02/01/2018 14:21 GMT+7

Bệnh viêm tắc động mạch

Nguồn: Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn (Bộ Y tế)
Nguồn: Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn (Bộ Y tế)

Tắc động mạch nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiễm trùng toàn thân, phải cắt cụt chi bị hoại tử hoặc thậm chí tử vong.

Bệnh viêm tắc động mạch - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: benhhoc.edu.vn

Bệnh viêm tắc động mạch là bệnh diễn tiến không cấp thời mà diễn tiến mạn tính và dần dần, do vậy các triệu chứng tiền triệu và ban đầu rất mơ hồ thiên về các bệnh lý cơ xương khớp hoặc nội khoa, ngay cả bệnh do ký sinh trùng cũng dễ gây nhầm lẫn. Tắc động mạch dạng này nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là nhiễm trùng toàn thân, phải cắt cụt chi bị hoại tử hoặc thậm chí tử vong. Do đó việc phát hiện và chẩn đoán sớm dựa trên tiền sử, bệnh sử để điều trị sớm là vô cùng quan trọng.

Viêm tắc động mạch là bệnh của hệ động mạch, về mặt bệnh học và biểu hiện lâm sàng là tình trạng viêm co thắt các động mạch hoặc xơ vữa gây thiếu máu nuôi dưỡng gây rối loạn dinh dưỡng và hoại tử tổ chức mô của cơ thể do các động mạch đó chi phối, nuôi dưỡng. Bệnh sử diễn tiến từ từ tăng dần, thường bệnh nhân có cảm giác đau tăng dần, mạch đập yếu dần rồi tắc hẳn ở một vùng thăm khám, thường tắc mạch chi dưới xảy ra phổ biến hơn chi trên và những vùng khác của cơ thể như tắc mạch vành, mạch máu não,... Bệnh thường gặp ở nam giới, đặc biệt là ở người hút thuốc lá nhiều.

Có 3 nguyên nhân phổ biến được tìm thấy:

- Xơ vữa gây hẹp động mạch (thường ở người cao tuổi, động mạch xơ vữa, nội mạc bị dày lên và gây hẹp dần lòng động mạch. Khi vận động, lưu lượng máu cung cấp cho cơ quan mà động mạch đó chi phối sẽ không đủ;

- Tiểu đường gây tổn thương mạch máu nhỏ và thần kinh gây tắc mạch máu dẫn đến loét hoại tử không lành, thường bị ở vùng bị tì đè hay tiếp xúc;

- Thuốc lá, điển hình là bệnh Buerger, thường gặp ở những người trẻ tuổi, hút thuốc lá nhiều. Chất độc từ khói thuốc sẽ gây viêm và kích thích co thắt mạch máu, chủ yếu là các mạch máu nhỏ ở xa như đầu chi. Lúc đầu chỉ đau nhức đầu chi, nhưng dần dần sẽ tím tái các đầu ngón và đưa đến hoại tử loét không lành.

Bệnh tắc động mạch hay Buerger thường diễn tiến qua bốn giai đoạn từ nhẹ đến nặng:

- Giai đoạn 1: Triệu chứng chưa biểu hiện rõ ràng, nên bệnh nhân chưa quan tâm nhiều, bệnh nhân phát hiện thường do đi khám phát hiện mạch không đều ở 2 chi qua thăm khám tại các cơ sở điều trị;

- Giai đoạn 2: Bệnh nhân có cảm giác đau và đi cách hồi nghĩa là đau khi đi, nghỉ sẽ đỡ đau;

- Giai đoạn 3: Bệnh nhân có cảm giác đau khi nằm nghỉ, chân thả lỏng thì đỡ đau, đưa chân lên cao sẽ đau, vùng chi bị tím tái.

- Giai đoạn 4: Bệnh nhân bị hoại tử ở đầu chi rồi các vùng mô hoại tử lan rộng, tiến dần lên trên.

Để chẩn đoán nhanh chóng và thích hợp, các bác sĩ thường chỉ định làm các thủ thuật cận lâm sàng siêu âm doppler màu cho hệ mạch máu, chụp động mạch DSA, chụp CT scaner, và làm một số nghiệm pháp cần thiết. Dựa vào giai đoạn bệnh, bác sĩ sẽ chọn phương pháp điều trị hợp lý:

- Điều trị nội khoa thường áp dụng cho bệnh nhân ở giai đoạn 1 và 2. Việc điều trị phải kết hợp với điều trị tốt bệnh lý nền sẵn có như đang hút thuốc lá, bệnh mạch vành và tiểu đường, tập thể dục,…

- Điều trị ngoại khoa được chỉ định trong trường hợp điều trị nội khoa không đáp ứng. Tỷ lệ thành công của điều trị còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố và cơ địa bệnh nhân.

- Thông thường ở giai đoạn 2, hiệu quả điều trị còn tốt, giai đoạn 3 hiệu quả giảm đi nhiều.

- Một số phương pháp phẫu thuật thường được áp dụng để điều trị can thiệp tắc động mạch:

+ Lột nội mạc: xẻ dọc đoạn động mạch có mảng xơ vữa, lột nội mạc chứa mảng xơ vữa rồi khâu lại. Phương pháp được chỉ định cho bệnh nhân có đoạn động mạch tổn thương ngắn hơn 2 cm, động mạch lớn.

+ Bắt cầu nối động mạch: Sử dụng động mạch nhân tạo hoặc tĩnh mạch hiển (của chính bệnh nhân) bắt cầu từ trên chỗ tắc vượt qua nối phía dưới chỗ tắc. Phương pháp thường áp dụng cho bệnh nhân tắc các động mạch lớn.

+ Nong động mạch (có hoặc không có đặt stent): dùng ballon đưa vào nong mạch máu hẹp hoặc đặt stent. Phương pháp này ít xâm lấn, áp dụng cho bệnh nhân có tổn thương ngắn, tắc động mạch lớn.

+ Cắt hạch thần kinh giao cảm: Cắt ở hạch giao cảm ở ngực đối với chi trên, cắt ở thắt lưng đối với chi dưới. Phương pháp áp dụng cho bệnh Buerger (tắc mạch máu nhỏ);

+ Đoạn chi: Chỉ định đối với bệnh nhân đang ở giai đoạn 4, bị loét hoại tử.

Nguồn: Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn (Bộ Y tế)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp