16/09/2008 18:36 GMT+7

Bệnh văn phòng và cách phòng chống

Theo BS NGUYỄN HOÀNG QUÂNDoanh nhân Sài Gòn Cuối tuần
Theo BS NGUYỄN HOÀNG QUÂNDoanh nhân Sài Gòn Cuối tuần

Từ thế kỷ XVIII, các bác sĩ đã phát hiện có một số tư thế khi làm việc gây ra một số bệnh cơ xương. Có những bệnh liên quan đến tư thế làm việc ở văn phòng.

zateSROB.jpgPhóng to
Từ thế kỷ XVIII, các bác sĩ đã phát hiện có một số tư thế khi làm việc gây ra một số bệnh cơ xương. Có những bệnh liên quan đến tư thế làm việc ở văn phòng.

Những bệnh văn phòng thường gặp là gì?

Nhóm bệnh cơ xương: Bệnh cơ xương thường xảy ra từ từ qua thời gian do các tổn thương lặp đi lặp lại trên các mô mềm (cơ, gân, dây chằng, khớp, sụn) và hệ thần kinh. Như bao vấn đề khác, bệnh cơ xương cũng có mối liên hệ nhân quả.

Có rất nhiều yếu tố gây ra bệnh cơ xương, chẳng hạn công việc phải dùng lực nhiều, vận động hoặc di chuyển nhanh (chơi tennis chẳng hạn), công việc có tính chất lặp đi lặp lại, làm việc với tư thế tĩnh tại kéo dài (ngồi hàng giờ với máy vi tính). Nghiên cứu của Farmington cho thấy bệnh cơ xương do sử dụng máy vi tính chiếm tỷ lệ rất cao. Các yếu tố nguy cơ khác có thể kể là khi làm việc dưới áp lực (nhất là lúc phải chạy đua với kế hoạch), môi trường lạnh (nhiệt độ trong phòng làm việc dưới 200C)…

Bệnh lý cơ xương thường gặp là hội chứng ống cổ tay, viêm dây chằng, viêm bao hoạt dịch, viêm khớp, rách dây chằng-cơ, thoái hóa và thoát vị đĩa đệm… và chúng có thể gặp nhiều nơi trong cơ thể, nhưng phổ biến là cổ và cột sống ngực, vai, khuỷu và cánh tay, cổ tay, bàn tay và các ngón, cột sống thắt lưng, chân, mắt cá và bàn chân… Nếu có bất kỳ triệu chứng nào như tê ngón tay, cử động ngón tay khó khăn, tê chân, đau hoặc cứng khớp, đau lưng… thì có thể bạn đã mắc bệnh ở xương.

Hội chứng tổn thương thần kinh là những thứ mà bạn có thể gặp. Khi bạn ngoẹo đầu sang một bên để giữ điện thoại nói chuyện trong khi hai tay vẫn thoăn thoắt với máy tính, có thể bị Hội chứng thoát ngực. Nó là do sự chèn ép đám rối thần kinh cánh tay do căng cơ bên của cổ vì sai vị trí đầu hay tư thế ngồi sụp. Khi duỗi ngón tay và cổ tay lặp đi lặp lại hay do quay cẳng tay sẽ làm chèn ép dây thần kinh quay, coi chừng bị Hội chứng ống thần kinh quay với biểu hiện là cảm giác khó chịu từ khuỷu tay đến phần chân đế của ngón cái hoặc yếu cổ tay.

Mải công việc, bạn chìm trong suy nghĩ với khuỷu tay chống lên mặt phẳng cứng một cách vô thức làm chèn ép dây thần kinh trụ bên trong khuỷu tay, bạn bừng tỉnh do cảm giác tê cóng hay đau nhức bên trong cánh tay đi kèm với nhức nhối đến ngón đeo nhẫn và ngón út, đó là biểu hiện của Hội chứng ống thần kinh trụ. Khi bạn đang nghỉ ngơi hoặc vào ban đêm, bạn thấy đau, cảm giác rát bỏng, tê và ngứa bàn tay hay cổ tay, teo mô cơ ngón cái, giảm sức nắm, rất có thể bạn đang bị chèn ép dây thần kinh giữa gây Hội chứng ống cổ tay.

Phòng chống bệnh văn phòng

• Duy trì tư thế thẳng đứng của lưng và cổ, vai thả lỏng.

• Giữ cánh tay gần với thân, khuỷu tay 90-100 độ.

• Giữ bàn chân phẳng chạm đất, trọng lượng thân trên đặt nơi “xương ngồi”.

• Cổ tay ở vị trí tự nhiên nhất. Vùng an toàn cho cử động cổ tay là 15 độ theo các hướng khác nhau.

• Tránh uốn cong cổ về phía trước trong một khoảng thời gian kéo dài (nhớ rằng lực sẽ tăng gấp bốn lần khi uốn cong cổ về phía trước).

• Tránh ngồi ở vị trí tĩnh tại trong một thời gian dài.

• Làm nóng và co duỗi trước những hoạt động lặp đi lặp lại, tĩnh tại hay kéo dài.

• Nghỉ thường xuyên khi áp dụng bất kỳ tư thế nào kéo dài mỗi 20-30 phút.

• Thay đổi tư thế hoặc ngưng những hoạt động gây đau.

• Nhận biết các dấu hiệu sớm của tiến trình viêm và điều trị sớm.

Cy7IcUmr.jpgPhóng to

1. Dùng ghế ngồi tốt, lưng ghế cơ động và ngồi tựa lưng vào đó.

2. Đỉnh của màn hình cao 5-8 cm trên tầm mắt.

3. Không để ánh sáng chói trên màn hình, sử dụng một kính lọc chống chói.

4. Ngồi cách xa màn hình một sải tay.

5. Bàn chân đặt trên nền nhà hay chỗ để chân chắc chắn.

6. Sử dụng một dụng cụ giữ tài liệu, tốt nhất là ngang tầm màn hình máy vi tính.

7. Cổ tay nằm ngang và thẳng với cẳng tay để sử dụng bàn phím hoặc con chuột/thiết bị nhập dữ liệu.

8. Cánh tay và khuỷu tay nới lỏng gần thân người.

9. Đặt màn hình và bàn phím ở giữa trước mặt.

10. Sử dụng khay đựng bàn phím nghiêng theo độ âm với bục để chuột ở phía trên hay bục có thể điều chỉnh nghiêng xuống đặt cạnh ngay bàn phím.

11. Dùng bề mặt làm việc chắc chắn và kệ đựng bàn phím chắc chắn.

12. Nghỉ giải lao ngắn thường xuyên.

Theo BS NGUYỄN HOÀNG QUÂNDoanh nhân Sài Gòn Cuối tuần
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp