18/10/2018 00:41 GMT+7

Bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai - cách phòng tránh

Nguồn: thaythuocvietnam.vn (Hội Nội Khoa Việt Nam)
Nguồn: thaythuocvietnam.vn (Hội Nội Khoa Việt Nam)

Bệnh trĩ là bệnh hay gặp ở phụ nữ mang thai. Tuy nhiên bạn cũng không cần quá lo lắng vì bệnh không gây nguy hiểm gì cho cả mẹ và con

Bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai - cách phòng tránh - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: bundoo.com

Tỷ lệ phụ nữ mang thai mắc bệnh trĩ khá cao. Khi phát hiện mình bị trĩ, nhiều bạn khá lo lắng không biết bệnh trĩ khi mang thai có ảnh hưởng gì không? Chữa bệnh trĩ khi mang thai thế nào?… Bài viết đây sẽ giúp các bạn giải đáp mọi thắc mắc về bệnh trĩ khi mang thai.

Bệnh trĩ trong thai kỳ là gì?

Trĩ là bệnh lý gặp phổ biến trong thai kỳ, nhất là trong tam cá nguyệt thứ ba khi tử cung mở rộng gây áp lực lên tĩnh mạch. Nó là tình trạng sưng các tĩnh mạch hậu môn và trực tràng.

Bệnh trĩ có thể gây đau, ngứa, hoặc chảy máu nhất là trong hoặc sau khi đi tiêu. Điều này khiến cho nhiều bạn cảm thấy vô cùng khó chịu. Nhưng may mắn nó lại không gây hại cho sức khỏe của bé. Có thể trong khi chuyển dạ lực đẩy tác động sẽ làm tình trạng bệnh trĩ nặng hơn nhưng chúng thường sẽ biến mất sau khi sinh con.

Vì sao phụ nữ mang thai dễ mắc trĩ?

Phụ nữ mang thai rất dễ mắc trĩ vì:

- Khi thai nhi lớn lên, tử cung của mẹ sẽ lớn hơn và bắt đầu ấn vào xương chậu. Sự tăng trưởng này đặt rất nhiều áp lực lên tĩnh mạch gần hậu môn và trực tràng của mẹ, khiến các tĩnh mạch này có thể trở nên sưng và đau đớn.

- Sự gia tăng hormone progesterone trong khi mang thai cũng góp phần vào sự phát triển của bệnh trĩ. Vì nó làm giãn các thành mạch, làm cho chúng dễ bị sưng hơn.

- Sự tăng thể tích máu, làm giãn tĩnh mạch cũng góp phần gây ra trĩ trong khi mang thai.

Ngoài ra các nhân tố tác động làm tăng cơ hội mắc bệnh trĩ cũng thường đi kèm như:

- Táo bón;

- Căng thẳng khi mang thai;

- Ngồi hoặc đứng lâu trong thời gian dài.

Điều trị trĩ ở phụ nữ mang thai thế nào?

Thường thì tình trạng bệnh trĩ sẽ tốt hơn sau khi sinh con. Tuy nhiên, để giải quyết ngứa, đau trong thời kỳ mang thai bạn có thể áp dụng các biện pháp như:

- Tránh táo bón;

- Dùng thuốc bôi trơn hậu môn để việc đi tiêu dễ dàng hơn;

- Chườm lạnh nhiều lần trong ngày có thể làm giảm sưng và giúp giảm đau;

- Giữ hậu môn sạch và khô: Hãy sử dụng khăn lau ấm hoặc khăn lau em bé để nhẹ nhàng làm sạch khu vực hậu môn sau đi tiêu;

- Dùng baking soda ướt hoặc khô bôi tại chỗ để giúp làm giảm ngứa;

- Tránh nâng vật nặng vì nó sẽ làm tăng áp lực lên ổ bụng và vùng chậu;

- Hạn chế ăn nhiều muối hoặc thức ăn mặn. Vì muối sẽ dẫn đến giữ nước và tăng thêm khối lượng của dòng máu lưu thông;

- Tránh ăn thức ăn nhiều gia vị. Nó có thể làm tình trạng ngứa nặng hơn cùng với táo bón đi kèm;

- Tránh làm trầy xước da nếu bị ngứa vì có thể làm hỏng thành tĩnh mạch;

- Nên ngủ nghiêng hẳn về một bên, nhất là bên trái. Nó sẽ giúp giảm bớt tình trạng ứ máu tại vùng chậu/hậu môn;

- Nên tập thể dục nhẹ nhàng thường xuyên như đi bộ mỗi ngày để tăng lưu thông máu và cải thiện tiêu hóa;

- Kiểm soát cân nặng, không nên để tăng cân quá nhiều.

Nếu tình trạng  đau, rát hậu môn xảy ra quá khó chịu, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc. Nhưng tốt nhất nên đên gặp bác sĩ để được tư vấn dùng thuốc. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về dùng.

Cách phòng ngừa bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai

Nếu các bạn may mắn chưa bị trĩ trong thời gian đầu mang thai thì tốt nhất nên tìm các biện pháp phòng ngừa.

Tránh táo bón là chìa khóa để ngăn ngừa bệnh  trĩ ở phụ nữ có thai. Dưới đây là một số cách để ngăn ngừa táo bón:

Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ

Có rất nhiều cách tốt để kết hợp nhiều chất xơ hơn vào chế độ ăn uống của bạn. Thực phẩm giàu chất xơ bao gồm các loại trái cây như lê (đặc biệt là khi ăn cả vỏ), bơ và quả mọng.

Các loại rau như bông cải xanh, atisô và mầm Brussels. Ngũ cốc nguyên hạt như bột yến mạch, gạo lức, quinoa, và thậm chí cả bỏng ngô; các loại đậu, bao gồm các loại đậu, đậu lăng và đậu xanh…

Uống nhiều nước

Nên uống đủ 3 lít nước mỗi ngày.

Sử dụng nhà vệ sinh ngay sau khi cơ thể có nhu cầu

Việc nhịn đi tiêu khi cơ thể có nhu cầu sẽ góp phần vào táo bón.

Cố gắng không ngồi hoặc đứng trong một thời gian dài

Nếu bạn ngồi tại nơi làm việc, hãy đi bộ xung quanh trong vài phút mỗi giờ.

Tập bài tập Kegel hàng ngày

Bài tập Kegel tăng cường các cơ sàn chậu giúp hỗ trợ trực tràng của bạn và có thể cải thiện lưu thông ở vùng trực tràng. Bạn có thể thực hiện các bài tập Kegel ở bất cứ đâu như ở nhà, trong xe hơi, tại văn phòng… Nhưng các bạn chỉ nên tập khi thấy cơ thể thoải mái, không bị đau mỏi cơ bắp.

Nếu tình trạng táo bón diễn ra thường xuyên và dùng mọi cách vẫn chưa cải thiện, các bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về các loại thuốc nhuận tràng mình có thể dùng.

Bên cạnh việc ngăn ngừa táo bón, kiểm soát cân nặng là  điều các bạn nên làm. Vì cân quá nặng cũng tạo áp lực lên trực tràng làm tăng  nguy cơ bệnh trĩ.

Nguồn: thaythuocvietnam.vn (Hội Nội Khoa Việt Nam)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp