Một bé bị tay chân miệng nặng - Ảnh: A LỘC |
Trong đó có 1.970 ca điều trị nội trú, còn lại điều trị ngoại trú.
Trong số các địa phương, TP Biên Hòa là khu vực ghi nhận bệnh tay chân miệng nhiều nhất. Cụ thể, chỉ riêng tháng 7, toàn TP có gần 600 ca mắc bệnh tay chân miệng, nâng tổng số từ đầu năm đến nay gần 1.400 ca (tăng 164% so với cùng kỳ năm 2016).
Bác sĩ Lê Văn Giai - trưởng khoa bệnh nhiệt đới Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai - cho biết bệnh tay chân miệng bắt đầu tăng từ cuối tháng 6 và kéo dài đến nay. Hiện trung bình mỗi ngày khoa tiếp nhận 60-80 ca bị bệnh tay chân miệng nhập viện điều trị, tăng 4-5 lần so với các tháng đầu năm và cùng kỳ năm 2016.
Cũng theo bác sĩ Giai, đỉnh dịch tay chân miệng ở khu vực phía Nam thường rơi vào thời điểm tháng 3 đến tháng 5 và tháng 9 đến tháng 12, còn từ tháng 6 đến tháng 8 số lượng bệnh tay chân miệng không nhiều.
“Tuy nhiên, năm nay bệnh lại tăng đột biến từ cuối tháng 6 đến nay và diễn biến hết sức phức tạp. Theo tình hình này thì các tháng cuối năm dự báo dịch tay chân miệng có thể còn tăng cao” - bác sĩ Giai cho biết.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận