24/05/2012 08:19 GMT+7

Bệnh phổi "tấn công" phụ nữ

ThS.BS THÁI THỊ THÙY LINH
ThS.BS THÁI THỊ THÙY LINH

TT - Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) gây tử vong đứng hàng thứ tư trên thế giới và dự đoán đứng hàng thứ ba vào năm 2020.

Theo Chương trình khởi động toàn cầu về COPD, 10% người hút thuốc lá đã có triệu chứng lâm sàng của bệnh COPD và 80-90% bệnh nhân COPD nghiện hút thuốc lá.

vWkdgfPE.jpgPhóng to
Khói thuốc lá ảnh hưởng đến sức khỏe người xung quanh - Ảnh: T.T.

Những thay đổi trong thói quen hút thuốc cách đây vài thập kỷ cho thấy dù COPD thường xảy ra với nam nhiều hơn nữ, nhưng giờ đây tỉ lệ nữ mắc bệnh tăng gấp ba lần. Nguyên nhân do nhiều phụ nữ phải chịu ảnh hưởng của khói thuốc lá khi 2/3 số hộ gia đình ở nước ta có ít nhất một người hút thuốc.

Thuốc lá: thủ phạm chính

Những phụ nữ mắc bệnh COPD được chẩn đoán ở độ tuổi trẻ hơn, có thể là phụ nữ nhạy cảm hơn với các tác nhân gây hại có trong thuốc lá. Ngoài khói thuốc lá ở các nước nghèo hay các nước đang phát triển như Việt Nam thì chất lượng bầu không khí trong nhà còn có “vai trò quan trọng” gây bệnh COPD rất lớn, nhất là với phụ nữ thường xuyên tiếp xúc với bụi lao động, ô nhiễm không khí trong phòng từ việc đốt củi hoặc than để sưởi như bếp, chuồng trại nuôi gia súc.

Hút thuốc lá (gồm cả hút thuốc lá chủ động và thụ động) có mối liên quan chặt chẽ với bệnh COPD. Khói thuốc lá làm phổi và chức năng hô hấp của họ bị ảnh hưởng rất nặng nề bởi các chất độc hại như monoxide carbon (CO), dioxide carbon (CO2), các loại hạt độc gây ung thư, các chất kích thích, kim loại nặng, các gốc tự do gây lão hóa và chất gây nghiện nicotin. Các hóa chất trong khói thuốc lá gây ra hiện tượng viêm, xơ hóa hoặc tạo thành sẹo trong phổi và phá hủy tính đàn hồi giúp phổi co thắt lúc thở. Thêm vào đó, khói thuốc còn gây hại tới phế nang, các túi khí nhỏ phía cuối đường hô hấp nơi oxy được hấp thụ vào máu.

Nhận biết sớm các dấu hiệu bệnh COPD

Kể từ năm 1980-2000, tỉ lệ tử vong do COPD ở phụ nữ Mỹ tăng nhanh hơn so với nam, từ 20,1/100.000 phụ nữ tăng lên 56,7/100.000 phụ nữ. Ngoài ra, số phụ nữ phải nhập viện điều trị cũng nhiều hơn nam, số phải vào phòng cấp cứu nhiều hơn và năm 2000 là năm ghi nhận lần đầu tiên số tử vong ở phụ nữ do COPD nhiều hơn nam.

Việt Nam có tỉ lệ nhiễm COPD cao nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương với hơn 3 triệu người mắc bệnh, chiếm tỉ lệ 6,7% dân số. Căn nguyên là do nạn hút thuốc ở Việt Nam kết hợp với mức ô nhiễm không khí đáng báo động tại các thành phố lớn, trong đó 81% nam giới và 50,6% phụ nữ phơi nhiễm với khói thuốc hằng ngày, hoặc gián tiếp hoặc trực tiếp. Ngoài ra, nguyên nhân còn do ô nhiễm không khí ngoài trời (như khí thải của phương tiện giao thông, khói công nghiệp, khói từ đốt củi, phân động vật và chất thải hoa màu), ô nhiễm không khí trong nhà (như khói từ bếp củi, than, nhất là than đá, dầu hôi)...

Cần nghĩ đến COPD với các trường hợp trên 40 tuổi khi có các dấu hiệu: một cơn ho vào buổi sớm (thường được cho là ho do hút thuốc) là biểu hiện phổ biến và hay kèm theo việc tiết nhiều đờm, thở khò khè, căng tức ngực và khó thở. Nhiều người cảm thấy hụt hơi dù chỉ làm một chút việc. Các triệu chứng trở nên nặng hơn khiến họ không thể tập bất kỳ bài tập thể dục nào và sau đó ngay cả việc đi vài mét đối với họ cũng là không thể.

Tất cả các trường hợp trên cần được đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để đo chức năng hô hấp, chẩn đoán xác định, đánh giá giai đoạn bệnh từ đó mới có chế độ điều trị, dự phòng phù hợp.

ThS.BS THÁI THỊ THÙY LINH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp