TTO - Trong phòng hồi sức đặc biệt của Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), bệnh nhân nhiễm COVID-19 nặng nhất, có thời gian điều trị lâu nhất ở Việt Nam - phi công người Anh đã có những chia sẻ đặc biệt với phóng viên báo Tuổi Trẻ.

Đây là chia sẻ đầu tiên của bệnh nhân người Anh với báo chí sau quá trình dài nằm mê man và những hồi phục kỳ diệu gần đây.

Từ một người hoàn toàn phụ thuộc vào thở máy, ECMO (thiết bị ô xy hóa máu màng ngoài cơ thể), lọc máu ngoài thận, hai phổi xơ hóa, đông đặc chỉ còn 10% hoạt động… giờ đây bệnh nhân đã có thể tự đánh răng, tập đi đứng và cười nói...

Bệnh nhân phi công người Anh trả lời Tuổi Trẻ: Nếu ở nơi nào khác trên Trái đất, tôi đã chết - Ảnh 1.
Bệnh nhân phi công người Anh trả lời Tuổi Trẻ: Nếu ở nơi nào khác trên Trái đất, tôi đã chết - Ảnh 2.

* Ngay lúc này, ông cảm thấy trong người thế nào?

- Dù còn hơi mệt và mỏi nhưng tôi cảm thấy ổn. Tôi không cảm thấy đói vì suốt đêm qua (16-6), được các bác sĩ của bệnh viện truyền dịch. Tối qua tôi còn được ai đó mua cho một phần thức ăn ở cửa hàng McDonald.

Không thấy đói nhưng khi thấy nó tôi rất trân trọng sự tận tâm của các bác sĩ ở đây. Và bất cứ lúc nào, khi cảm thấy muốn ăn gì đó, tôi sẽ không ngại nói với những người chăm sóc. Còn bây giờ, tôi chỉ muốn uống một ly nước lạnh (mỉm cười).

Bệnh nhân phi công người Anh trả lời Tuổi Trẻ: Nếu ở nơi nào khác trên Trái đất, tôi đã chết - Ảnh 3.

* Nhiều người rất tò mò về "bệnh nhân phi công người Anh" trong quãng thời gian ông nằm điều trị tại Việt Nam. Ông có thể nói đôi chút về mình…

- Tôi không có anh chị em, mẹ đã qua đời. Cha tôi và tôi đều mê bóng đá, ông ấy yêu thích đội bóng Chelsea, còn tôi thì thích đội bóng Bolton hơn. Hiện tôi chỉ có một người bạn ở Việt Nam mà tôi tin tưởng.

* Ông là ca bệnh nặng nhất trong các ca bệnh COVID-19 nặng ở Việt Nam và có thời gian điều trị lâu nhất cho đến thời điểm này. Ông có biết điều này không?

- Ồ, thực sự lúc đầu tôi chỉ nhớ mình nhập viện tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM ngày 18-3, sau đó không còn biết gì nữa.

Mới đây khi sức khỏe dần tốt lên, tôi thường vào mạng xem thông tin trên điện thoại, rồi được các bác sĩ cho xem hình ảnh quá trình vận chuyển, điều trị nên mới biết mình đã nằm Bệnh viện Bệnh nhiệt đới và giờ là Bệnh viện Chợ Rẫy suốt 3 tháng qua.

Đó cũng chính là lúc tôi biết mình là bệnh nhân nhiễm COVID-19 nặng nhất ở Việt Nam và phải thở máy suốt một thời gian dài.

Bệnh nhân phi công người Anh trả lời Tuổi Trẻ: Nếu ở nơi nào khác trên Trái đất, tôi đã chết - Ảnh 4.
Bệnh nhân phi công người Anh trả lời Tuổi Trẻ: Nếu ở nơi nào khác trên Trái đất, tôi đã chết - Ảnh 5.
Bệnh nhân phi công người Anh trả lời Tuổi Trẻ: Nếu ở nơi nào khác trên Trái đất, tôi đã chết - Ảnh 6.

* Trong suốt quá trình điều trị (lúc tỉnh táo nhất và có thể nhận biết xung quanh), điều ông nhớ, ấn tượng nhất là gì?

- Tôi thường nghe tiếng các bác sĩ gọi bên tai và không thể nào quên được hình ảnh của họ chăm sóc tôi hằng ngày. Các bạn ấy rất tận tụy và lo cho tôi từng tí một, như thể tôi là trẻ con vậy.

Tôi có người bạn là giáo sư chuyên về thuốc chăm sóc đặc biệt và một người bạn làm vật lý trị liệu. Thấy tôi trong tình trạng vừa qua, họ đều cho rằng tôi sẽ chết. Nhưng nhờ chuyên môn của các bác sĩ và đội ngũ nhân viên y tế của Việt Nam, đặc biệt Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới mà cuộc sống của tôi được giữ lại cho đến bây giờ.

* Lúc ấy các bác sĩ đã nói điều gì với ông?

- Họ động viên tôi không được bỏ cuộc. Họ nói tôi có thể làm tốt hơn những gì mình đang làm. Và cho đến bây giờ, tôi cũng không biết làm thế nào mình có thể vượt qua giai đoạn khủng khiếp ấy.

Hôm nay, tôi rất vui khi được nghe các bác sĩ nói rằng khoảng 2 tuần nữa có thể đi lại bình thường và được xuất viện trong thời gian gần. Tuy nhiên, các bác sĩ cũng nhắc tôi cần tập các bài tập phổi, tập thở nhiều hơn.

Tôi thấy các bác sĩ rất hạnh phúc khi hàng ngày thấy tình trạng của tôi càng cải thiện. Và tất cả họ đều hi vọng cho tôi sẽ sớm bình phục để quay lại với công việc của mình, một phi công.

* Trải qua 3 tháng điều trị, được chuyển qua hai bệnh viện lớn và nhiều lần thập tử nhất sinh, thậm chí có lúc ngành y tế Việt Nam đã tính toán đến phương án ghép phổi để duy trì sự sống cho ông. Ông có thấy mình là người may mắn?

- (Nhún vai) Tôi cảm thấy mình có tất cả 100% sự may mắn khi ở Việt Nam điều trị trong bối cảnh số lượng người tử vong do COVID-19 trên thế giới rất nhiều. Nếu ở đâu khác trên thế giới, hẳn tôi đã chết nhưng các bác sĩ Việt Nam đã làm được điều kỳ diệu.

Bệnh nhân phi công người Anh trả lời Tuổi Trẻ: Nếu ở nơi nào khác trên Trái đất, tôi đã chết - Ảnh 7.

* Ngay lúc này, ông muốn nói gì với êkip bác sĩ của hai bệnh viện, cả ngành y tế và Chính phủ Việt Nam?

- Tôi muốn cảm ơn Việt Nam, các bạn thật tuyệt. Nếu có thể nói gì với các y bác sĩ Việt Nam, tôi muốn nói cảm ơn họ rất nhiều, các bạn vô cùng xuất sắc. Đặc biệt các bác sĩ của Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới.

Tôi thật sự choáng ngợp với nụ cười và sự thân thiện của mọi người ở đất nước Việt Nam này.

Bệnh nhân phi công người Anh trả lời Tuổi Trẻ: Nếu ở nơi nào khác trên Trái đất, tôi đã chết - Ảnh 8.
Bệnh nhân phi công người Anh trả lời Tuổi Trẻ: Nếu ở nơi nào khác trên Trái đất, tôi đã chết - Ảnh 9.

HOÀNG LỘC - THANH LINH - HỒNG VÂN - LAN ANH
DUYÊN PHAN - BỆNH VIỆN CUNG CẤP                                              
HẢI PHI
BẢO SUZU


Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp