07/04/2021 13:48 GMT+7

Bệnh nhân COVID kiện WHO bất thành, vì sao?

TRẦN PHƯƠNG
TRẦN PHƯƠNG

TTO - Các vụ kiện cũng là một cách phản ứng của người Mỹ đối với đại dịch COVID-19 và không có gì ngạc nhiên khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng bị lôi ra tòa. Nhưng tổ chức này khó mà bị kiện, ít nhất là tại Mỹ.

Bệnh nhân COVID kiện WHO bất thành, vì sao? - Ảnh 1.

Một điểm xét nghiệm COVID-19 lưu động ở New York, Mỹ, ngày 18-3 - Ảnh: REUTERS

Thẩm phán Mỹ Cathy Seibel ngày 5-4 bác đơn của 6 nguyên đơn ở hạt Westchester, bang New York, kiện WHO vì đánh giá thấp sự nguy hiểm của đại dịch COVID-19 lúc nó bùng phát và đã chậm trễ trong việc tuyên bố đại dịch, cũng như điều phối phản ứng trên toàn cầu.

Các nguyên đơn, bao gồm một bác sĩ ở thành phố New Rochelle và 6 cư dân từng mắc COVID-19 ở thành phố Mount Vernon, cho rằng đại dịch có thể đã được ngăn chặn nếu WHO không chậm trễ tuyên bố đại dịch sau khi các ca bệnh đầu tiên được phát hiện ở thành phố Vũ Hán.

Đây không phải lần đầu tiên WHO bị kiện liên quan đến đại dịch COVID-19 ở Mỹ. Hồi tháng 4-2020, 3 công dân của hạt Westchester cũng khởi kiện tập thể WHO với các cáo buộc tương tự và đòi tổ chức này bồi thường cho những thiệt hại do dịch cho hàng trăm ngàn người ở hạt này. 

Đơn kiện này phản ánh cách mà chính quyền cựu tổng thống Donald Trump phản ứng với đại dịch khi chĩa mũi dùi vào Trung Quốc, WHO và tuyên bố sẽ rút khỏi tổ chức này.

Tuy nhiên, thẩm phán Seibel ngày 5-4 đã nói rõ rằng WHO được miễn trừ khỏi các vụ kiện theo Đạo luật miễn trừ các tổ chức quốc tế. 

Đạo luật liên bang này được ban hành năm 1945, cho phép các tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế được hưởng một số miễn trừ về thuế và luật khám xét và tịch thu của Mỹ. Theo diễn giải của tòa án tối cao Mỹ, các tổ chức này được hưởng quyền miễn tố ngang bằng với quyền miễn tố của một chính phủ nước ngoài tại Mỹ.

Trong điều 67 của hiến pháp WHO, tổ chức này nói rằng mình sẽ "được hưởng những đặc quyền và miễn trừ có thể cần thiết trong lãnh thổ của mỗi thành viên để hoàn thành mục tiêu và thực hiện các chức năng của mình". 

Ở mức độ toàn cầu, quy định y tế quốc tế cũng chưa có cơ chế nào buộc bồi thường liên quan đến việc lây lan dịch bệnh.

Tuy nhiên, Mỹ đã từng rút lại quyền miễn tố này trong một số trường hợp như trong vụ kiện Iran. Thẩm phán liên bang Mỹ George Daniels hồi năm 2018 đã phán quyết buộc chính quyền Iran, lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo và Ngân hàng Trung ương nước này chịu trách nhiệm về cái chết của 1.008 nạn nhân vụ tấn công khủng bố 11-9-2001 mà gia đình họ tham gia kiện. 

Tehran bị yêu cầu bồi thường hơn 6 tỉ USD dù khả năng nước này trả tiền là rất thấp và Washington cũng không có cơ chế nào để đòi tiền.

Không chỉ ở Mỹ, một nhóm luật sư ở Đức vào tháng 10-2020 cũng tuyên bố sẽ kiện WHO vì đánh giá thấp dịch COVID-19 và các thiệt hại do những biện pháp chống dịch gây ra.

"Cuộc khủng hoảng corona này phải được đổi tên thành một vụ bê bối corona, và những người chịu trách nhiệm phải bị truy tố hình sự và bị kiện về những thiệt hại dân sự.

Ở cấp độ chính trị, mọi thứ phải được thực hiện để đảm bảo rằng không ai có thể ở một vị trí có quyền lừa gạt nhân loại hoặc cố gắng thao túng chúng ta bằng các chương trình nghị sự đồi bại", luật sư Reiner Fuellmich nói trên kênh YouTube khi thông báo kế hoạch nộp đơn kiện ở Mỹ.

Bác sĩ và 6 cư dân Mỹ kiện... WHO chống dịch COVID-19 chậm trễ, không hiệu quả Bác sĩ và 6 cư dân Mỹ kiện... WHO chống dịch COVID-19 chậm trễ, không hiệu quả

TTO - Một bác sĩ người Mỹ và 6 người khác đã đồng loạt ký vào đơn kiện Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cáo buộc WHO sơ suất nghiêm trọng trong việc ứng phó với đại dịch COVID-19.

TRẦN PHƯƠNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp