29/11/2024 14:03 GMT+7

Bệnh nhân cấp cứu vào BV Phạm Ngọc Thạch phải nằm dưới sàn truyền dịch, Sở Y tế TP.HCM chỉ đạo gì?

Sau khi báo chí phản ánh về tình trạng nhiều bệnh nhân ở khoa cấp cứu Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM) phải nằm ghép, bệnh nhân phải nằm dưới sàn để truyền dịch, sáng 29-11, Sở Y tế đã có buổi làm việc với Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch TP.HCM.

Bệnh nhân cấp cứu vào BV Phạm Ngọc Thạch phải nằm dưới sàn truyền dịch, Sở Y tế TP.HCM chỉ đạo gì? - Ảnh 1.

Nhiều bệnh nhân ở khu vực cấp cứu Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch TP.HCM phải nằm ghép - Ảnh: THÙY DƯƠNG

Theo ghi nhận của phóng viên Tuổi Trẻ Online đến chiều 28-11, tại khu vực cấp cứu Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch vẫn còn nhiều bệnh nhân phải nằm ghép đôi trên một giường bệnh.

Một người nhà bệnh nhân cho hay, do hai bệnh nhân nằm trên một giường bệnh khá chật nên các bệnh nhân tự đưa ra các "giải pháp" như một bệnh nhân nằm, một bệnh nhân ngồi hoặc hai bệnh nhân nằm quay đầu lại nhau. Lúc nào muốn thoải mái hơn thì một bệnh nhân nằm trên giường, một bệnh nhân trải chiếu xuống sàn để nằm.

Sáng 29-11, qua trực tiếp khảo sát tại các khu vực cấp cứu, khu vực khoa hồi sức tích cực và các khu bệnh nội trú của Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, cũng như qua báo cáo của bệnh viện, Sở Y tế TP.HCM ghi nhận tình trạng quá tải cục bộ tại khoa cấp cứu của bệnh viện.

Số lượng bệnh nhân nhập cấp cứu tăng trong những ngày gần đây, dẫn đến sự thiếu hụt giường bệnh tạm thời, phải sử dụng các biện pháp khắc phục không đảm bảo sự thoải mái cho người bệnh.

Theo Sở Y tế TP.HCM, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch là bệnh viện chuyên khoa lao, bệnh phổi với quy mô 960 giường nội trú (trước tháng 4-2024 là 800 giường nội trú). Công suất giường tại bệnh viện này trong 11 tháng qua là 103,9%.

Trước tình trạng quá tải của bệnh viện, tại buổi làm việc này, ông Tăng Chí Thượng, giám đốc Sở Y tế TP.HCM yêu cầu Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch khẩn trương triển khai một số giải pháp.

Cụ thể, bệnh viện bố trí thêm giường bệnh tại các khoa nội trú, dự kiến tổng cộng bố trí thêm khoảng 50 giường, Sở Y tế sẽ điều động số giường dự trữ để hỗ trợ Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch nếu bệnh viện cần.

Bên cạnh đó, bệnh viện tổ chức khám, sàng lọc số bệnh nhân đang nằm theo dõi và điều trị tại khoa cấp cứu, chuyển những bệnh nhân không hội đủ tiêu chí cấp cứu lên các khoa nội trú đã bố trí thêm giường.

Ngoài ra, bệnh viện triển khai tổ công tác chuyên trách cải tiến chất lượng khoa cấp cứu do giám đốc bệnh viện trực tiếp chỉ đạo.

Đây là những việc cần làm ngay, còn một số việc bệnh viện cần tiếp tục cải tiến trong thời gian tiếp theo.

Đó là cải thiện cơ sở hạ tầng và trang thiết bị cần thiết để nâng cao năng lực điều trị bệnh nhân nặng tại mỗi khoa lâm sàng; ứng dụng chuyển đổi số giúp khoa cấp cứu kịp thời nắm bắt tình hình giường bệnh tại các khoa nội trú để chuyển bệnh. 

Đồng thời, xây dựng và cập nhật tiêu chí nhập khoa cấp cứu và các khoa nội trú; tăng cường hoạt động tư vấn, hoạt động hỗ trợ người bệnh và người nhà, khảo sát ý kiến không hài lòng của người bệnh tại khoa cấp cứu và các khoa nội trú của bệnh viện.

Không chỉ riêng Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, Sở Y tế đã yêu cầu giám đốc các bệnh viện rà soát, kiểm tra việc triển khai: "Khuyến cáo tăng cường triển khai các hoạt động nâng cao năng lực cấp cứu của các bệnh viện và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn TP.HCM" để đảm bảo chất lượng điều trị và cấp cứu người bệnh vào những tháng cuối năm.

Đây là khoảng thời gian thường có số lượt bệnh nhân đến khám, điều trị và cấp cứu tăng cao so với cả năm.

Sẽ cải thiện tình trạng quá tải cho bệnh nhân

Sở Y tế cho biết sẽ tiếp tục lắng nghe ý kiến phản ánh từ báo chí và người dân, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các sở ngành và các bệnh viện cải thiện tình trạng quá tải và đảm bảo chất lượng trong khám, chữa bệnh trên địa bàn.

Trước đó, Cục Quản lý khám chữa bệnh Bộ Y tế đã có văn bản đề nghị Sở Y tế TP.HCM khẩn trương xác minh, làm rõ những nội dung phản ánh của báo chí, kịp thời chấn chỉnh chỉ đạo...

Bệnh nhân cấp cứu phải nằm dưới sàn truyền dịch, giờ giải quyết thế nào? - Ảnh 2.Rước họa với dịch vụ tiêm truyền tại nhà

Các dịch vụ lấy máu, tiêm nội tiết, tiêm truyền thải độc, tiêm bổ não và truyền nước biển tại nhà đang nở rộ, dù cho cơ quan chuyên môn liên tục phát hiện xử lý và cảnh báo về nguy cơ gây hại sức khỏe, nhưng thực tế vẫn có người bất chấp nguy hiểm.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp