06/12/2019 09:06 GMT+7

Bệnh khen nịnh đang giết chết phê bình văn học nghệ thuật

THIÊN ĐIỂU
THIÊN ĐIỂU

TTO - Đây là thực tế được nhiều đại biểu đưa ra tại hội thảo khoa học toàn quốc chủ đề “Vai trò định hướng của phê bình trong hoạt động thực tiễn và sáng tạo văn học nghệ thuật hiện nay”, diễn ra ngày 5-12 tại tỉnh Vĩnh Phúc.

Bệnh khen nịnh đang giết chết phê bình văn học nghệ thuật - Ảnh 1.

Song Lang - bộ phim nhận được nhiều lời bình luận, phê bình của giới chuyên môn - vừa thắng giải Bông sen vàng của Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 21 - Ảnh: ĐPCC

Hội thảo do Hội đồng Lý luận, phê bình văn học nghệ thuật trung ương tổ chức, thu hút gần 180 nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà lý luận phê bình, văn nghệ sĩ cả nước tham dự, đóng góp ý kiến.

Tôi cho rằng chúng ta đang có một thế hệ đông đảo những nhà nghiên cứu, lý luận phê bình trẻ hoạt động sôi nổi trong các trường đại học, các viện. Với họ, không gian phê bình được mở rộng hơn, họ có nhiều lựa chọn khác như đăng bài trên các tạp chí chuyên ngành, ra sách hay công bố trên không gian mạng. Một số nhà phê bình trẻ thế hệ 9X cũng đang định hình tên tuổi với vốn kiến thức dày và cảm nhận tinh tế như Hiền Trang, Thái Hà.

MAI ANH TUẤN (một trong số các nhà phê bình tiêu biểu thế hệ 7X, 8X) - chia sẻ góc nhìn tích cực.

Giữa cơn lốc dư luận của "anh hùng bàn phím"

GS Hà Minh Đức trong bài phát biểu đã lý giải việc khen chê trong đời là chuyện thường tình, nhưng việc khen chê tác phẩm văn nghệ xưa nay là chuyện hệ trọng. Bởi lẽ các tác phẩm văn học nghệ thuật là đứa con tinh thần nhiều tâm huyết, nên những lời phê bình trái ý tác giả thường nhận được những phản ứng rất gay gắt từ chính "khổ chủ". 

Trong tác phẩm Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh đã khen ngợi các tác giả - tác phẩm một cách thuyết phục, tuy nhiên Hoài Thanh "may mắn" sống giữa thời kỳ văn học phát triển rực rỡ nên ông được khen đúng. Còn ngày nay, các nhà phê bình thực thụ "không biết lấy gì mà khen", nên phê bình "có phần hẫng hụt".

TS Ngô Phương Lan - ủy viên hội đồng, chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến phát triển điện ảnh Việt Nam - gay gắt hơn khi nói về câu chuyện khủng hoảng phê bình hiện nay. Riêng trong lĩnh vực phê bình điện ảnh, bà Lan cho rằng những năm gần đây vắng bóng những bài phê bình thực sự, chỉ có những chiến dịch truyền thông rầm rộ, mà mức độ rầm rộ thông tin phụ thuộc vào sự nhiều - ít của… kinh phí truyền thông.

Bà Lan cũng bày tỏ sự thấu hiểu với sự "rút lui" của các nhà phê bình, bởi trong các tâm điểm tranh luận về một bộ phim nào đó những năm gần đây, nếu nhà phê bình lên tiếng có thể sẽ bị bủa vây, bị "nghiền nát" trong cơn lốc của dư luận, của các "anh hùng bàn phím"! Điều này, theo bà Lan, chính là nguyên nhân mấu chốt nhất khiến hoạt động phê bình hầu như vắng bóng trong đời sống văn học nghệ thuật.

Đánh thức nền phê bình đang ngủ quên

Muốn đánh thức nền phê bình đang bị ngủ quên, theo bà Ngô Phương Lan, điều quan trọng là phải tạo được sự hào hứng và yên tâm cho người viết phê bình, để họ không quá lo lắng mưu sinh, không bị áp lực của sự cô đơn, lẻ loi trước những cơn bão dư luận hoặc những cuộc "đánh hội đồng" khi người viết lên tiếng bảo vệ "chuẩn giá trị".

Hội thảo cũng ghi nhận nhiều ý kiến phản ảnh sự mất dần vị thế của lý luận phê bình hiện nay, đồng thời chỉ ra những nguyên nhân dẫn tới hiện trạng này, đề xuất giải pháp. Ông Võ Văn Thưởng - ủy viên Bộ Chính trị, trưởng Ban Tuyên giáo trung ương - nhìn nhận sự trầm lắng của lý luận phê bình gần đây so với thực tế sáng tác sôi động của văn học nghệ thuật thời gian qua, thậm chí phê bình méo mó góp phần làm tăng nguy cơ loạn chuẩn, loạn giá trị trong đời sống văn nghệ.

Để thúc đẩy phê bình nghệ thuật xông lên chiếm lĩnh lại vai trò của mình, ông Võ Văn Thưởng cho rằng cần khẩn trương khắc phục tình trạng nể nang, né tránh, khen chê cảm tính, hời hợt trong phê bình; đồng thời kêu gọi xã hội phải có ứng xử văn hóa và "bao dung, kiên nhẫn với thất bại của một số cây bút viết phê bình, nhất là với những tài năng trẻ".

Phát biểu tổng kết hội thảo, TS Nguyễn Thế Kỷ - chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học nghệ thuật trung ương - cho biết hội đồng sẽ ghi nhận các ý kiến đóng góp trong hội thảo làm cơ sở khoa học để tư vấn cho Đảng và Nhà nước tiếp tục có những quyết sách trong lãnh đạo, chỉ đạo lĩnh vực văn học nghệ thuật nói chung, phê bình văn học nghệ thuật nói riêng.

Chúng ta đang không có phê bình, chỉ có bình luận, nịnh nhau và ném đá Chúng ta đang không có phê bình, chỉ có bình luận, nịnh nhau và ném đá

TTO - ‘Những năm gần đây chúng ta không có phê bình văn học nghệ thuật, mà chỉ có bình luận, chỉ có nịnh nhau hoặc ném đá là chính’.

THIÊN ĐIỂU
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp