17/04/2017 17:27 GMT+7

​Bệnh ê buốt răng

Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe Hải Phòng
Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe Hải Phòng

Ê buốt răng (răng nhạy cảm) là cách gọi thông thường của hiện tượng quá cảm của hàm răng hoặc triệu chứng ê buốt chân răng.

Khi ăn uống đồ ăn: nóng, lạnh, chua hoặc khi hít thở trong điều kiện không khí lạnh, có cảm giác ê buốt, đau răng, có thể kết luận bạn bị răng nhạy cảm. Răng nhạy cảm là bệnh rất phổ biến, có thể gặp ở mọi người: ước tính khoảng ½ dân số tuổi trưởng thành có triệu chứng ê buốt răng. Nữ mắc nhiều hơn nam. Chứng ê buốt răng có thể xảy ra hoặc mất đi theo thời gian ở từng người bệnh. Ê buốt răng có thể xảy ra khi men răng bị mòn, làm lộ ngà răng, dẫn đến hiện tượng ê buốt răng.

Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ê buốt răng:

- Do đồ ăn uống chứa nhiều axit như thức ăn chua, nước soda, những loại đồ ăn chứa axit sẽ làm mất men răng, lộ ngà răng, dẫn đến ê buốt răng.

- Do tụt lợi, do nha chu viêm, viêm quanh cuống răng, đây là những yếu tố nguy cơ dẫn đến ê buốt răng.

- Do thói quen nghiến răng khi ngủ. Nghiến răng làm mòn men răng dẫn đến lộ ngà răng và ghê răng.

- Do đánh răng sai quy cách: đánh răng quá mạnh, đánh răng theo chiều ngang, sử dụng kem đánh răng có độ mài mòn cao, do tẩy răng trắng không đúng cách cũng là nguyên nhân gây ê buốt răng.

- Ngoài ra các nguyên nhân khác như: vỡ răng do chấn thương, trám răng sai quy cách, người mắc chứng trào ngược thực quản dạ dày cũng có nguy cơ mắc ê buốt răng.

Phòng ngừa

Muốn phòng ngừa ê buốt răng cần hạn chế ăn đồ ăn chua quá, nóng quá, lạnh quá. Chữa triệt để các bệnh răng miệng, đánh răng đúng cách, dùng bàn chải mềm, 3 tháng thay bàn chải một lần, chải răng nhẹ nhàng theo hình tròn, không chải răng theo chiều ngang, người có thói quen nghiến răng cần đeo mảng răng khi ngủ là những biện pháp dự phòng tốt nhất.

Điều trị

Khi ê buốt răng bạn nên khám nha khoa để điều trị theo nguyên nhân hoặc bạn có thể điều trị tại nhà theo cách sau:

- Cách 1: mỗi lần dùng 5 lá trà xanh nhai kỹ nuốt nước, ngày 3 lần liên tục  trong 10 ngày.

- Cách 2: tỏi 1 nhánh giã nát, để trong không khí 10 phút. Bọc vào gạc mềm, chà sát vào chân răng ngày 3 lần liên tục 10 ngày. Nếu ê buốt răng hết dần thì làm tiếp.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe Hải Phòng
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Chủ đề: buốt răng đau răng
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp