Khung cảnh nhộn nhịp tại bến xe Miền Đông hiện hữu (quận Bình Thạnh) - Ảnh: CHÂU TUẤN
Bến xe Miền Đông mới chính thức hoạt động giai đoạn 1 kể từ ngày 10-10-2020 với tổng số tuyến đường theo quy hoạch bao gồm 71 tuyến, trong đó 29 tuyến đang hoạt động tại bến xe Miền Đông hiện hữu (các tuyến từ Quảng Trị trở ra phía Bắc theo quốc lộ 1).
Đến nay, Samco có báo cáo gửi UBND TP đề xuất phương án chuyển toàn bộ các tuyến đang hoạt động tại bến xe Miền Đông hiện hữu ra bến xe Miền Đông mới theo 2 giai đoạn.
Cụ thể, từ ngày 11-10, di dời toàn bộ các tuyến có hành trình đi qua quốc lộ 14 với tổng số 124 tuyến theo quy hoạch, trong đó 75 tuyến đang đăng ký hoạt động tại bến xe Miền Đông hiện hữu (chiếm 54% trong tổng số 138 tuyến).
Giai đoạn tiếp theo sẽ di dời 80 tuyến theo quy hoạch và tất cả số tuyến còn lại ở bến xe Miền Đông hiện hữu (63/138 tuyến) khi bến xe Miền Đông mới hoạt động ổn định, tình hình trật tự vận tải kết nối giao thông được đảm bảo.
Đối với bến xe Miền Đông hiện hữu, Samco có kiến nghị Sở Giao thông vận tải TP và các sở, ban ngành có liên quan xem xét tham mưu cho UBND TP chấp thuận cho công ty này thực hiện điều chỉnh, lập quy hoạch chi tiết khu đất bến xe này, trong đó bố trí quy hoạch 0,7 ha làm bến xe liên tỉnh.
Bến xe Miền Đông mới có diện tích hơn 16 ha, rộng gấp ba lần so với bến xe Miền Đông hiện hữu. Đây là bến xe có quy mô lớn nhất nước và được lắp đặt nhiều trang thiết bị hiện đại.
Theo tính toán của nhà đầu tư, đến tháng 1-2021, khi người dân quen dần với việc đi đến bến xe mới thì lượng xe và khách tại đây sẽ ổn định. Tuy nhiên đến nay khung cảnh đìu hiu lại diễn ra mỗi ngày. Trong khi đó tại bến xe Miền Đông hiện hữu, lượng khách vẫn được duy trì khá đông.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận