08/12/2024 12:07 GMT+7

Beatles' 64: một cuộc vui để đời

'Anh nghĩ câu chuyện của The Beatles sẽ có vị trí nào trong văn hóa phương Tây?', một phóng viên hỏi Paul McCartney lúc đó còn trẻ, đang tận hưởng vinh quang chưa từng có dành cho một ban nhạc.

Beatles' 64: một cuộc vui để đời - Ảnh 1.

Cảnh trong phim Beatles’ 64 - Ảnh: IMDb

Paul chống cằm, đôi mắt nai mơ màng đáp: "Anh hẳn đang đùa. Văn hóa, đây có phải văn hóa đâu. Đây chỉ là một cuộc vui".

Đoạn phim ghi lại cuộc phỏng vấn ấy đã được tận dụng trong không ít phim tài liệu trước đó về The Beatles.

Với những "nguyên liệu" không quá mới mẻ, gần như đã được các fan cứng cựa thuộc nằm lòng, ấy thế mà bậc thầy điện ảnh Martin Scorsese (vai trò nhà sản xuất) cùng cộng sự thân thiết David Tedeschi (đạo diễn) vẫn biết cách biến bộ phim tài liệu Beatles' 64 thành một chân dung ngọt ngào và hài hước, đáng yêu và đầy tư niệm về John, Paul, George và Ringo.

Sự mới mẻ của Beatles' 64

Điều khác biệt nằm ở chỗ: không như phần lớn các nhà làm phim khác chọn The Beatles làm chủ đề vốn đều là hậu bối của ban nhạc, Martin Scorsese sinh năm 1942 - nghĩa là ông bằng tuổi Paul McCartney.

Quan trọng hơn, sự nghiệp lừng lẫy của nhà làm phim New York đặt ông ở một vị trí người quan sát ngang hàng. Và bộ phim là cách người vĩ đại nhìn những người vĩ đại khác.

The Beatles đến nước Mỹ chỉ chưa đầy ba tháng sau khi nơi đây trải qua những ngày buồn thương nhất: tổng thống Kennedy bị ám sát.

Beatles ‘64 | Official Trailer

Một đất nước còn chưa đoạn tang và bốn chàng trai tỉnh lẻ có mặt tại sân bay mang tên vị cựu tổng thống mới qua đời, chứng minh cho người Mỹ thấy cuộc sống vẫn cứ tiếp diễn.

Vẫn chuyện cũ kể lại: những cuộc phỏng vấn nơi The Beatles dùng sự dí dỏm có phần… trẻ trâu của mình để đối đáp các nhà báo; những thước phim trong không gian riêng tư nơi họ thể hiện tất cả sự nghịch ngợm, hồn nhiên và quỷ quái của những chàng trai đôi mươi; những người hâm mộ cuồng si tranh nhau mua khăn tắm đã qua sử dụng của ban nhạc.

Vẫn những lý giải quen thuộc từ góc độ xã hội học về sự thành công không thể tin nổi của họ, như cách họ tạo nên hình tượng "một người đàn ông mới" từ chối sự phô trương sức mạnh để bày tỏ tính nữ bên trong (theo học giả tiên phong làn sóng nữ quyền thứ hai, Betty Friedan).

Beatles' 64: một cuộc vui để đời - Ảnh 2.

Cảnh trong phim Beatles’ 64 - Ảnh: IMDb

Nhưng sự mới mẻ của Beatles' 64 nằm ở hai điều.

Đầu tiên là những "nhân chứng" thời đại có mặt trong phim. Đó là con gái của nhạc trưởng Leonard Bernstein kể về cái buổi tối bưng cả tivi trên lầu xuống phòng ăn cùng cha xem The Beatles trên chương trình Ed Sullivan.

Đó là đạo diễn lừng danh David Lynch kể lại cái lần tình cờ có vé đi xem buổi hòa nhạc ở Washington của ban nhạc, khi ấy ông cũng chỉ là một thiếu niên.

Đó là một chàng thanh niên nhảy lên chuyến tàu xuyên Đại Tây Dương từ New York tới Liverpool như kẻ hành hương, gây nên vụ náo loạn ở thành phố nước Anh và về sau được biên tập cho album Imagine của John Lennon.

Câu chuyện nào cũng nhuốm màu phiêu lưu mà chỉ có thể thấy ở những tâm hồn trẻ trung không sợ hãi.

Beatles' 64: một cuộc vui để đời - Ảnh 3.

Cảnh trong phim Beatles’ 64 - Ảnh: IMDb

Điều độc đáo thứ của cú pháp phim

Phim mở đầu bằng cái chết của tổng thống Kennedy và kết lại bằng một thước phim phỏng vấn John Lennon khi anh khiêm tốn mô tả về làn sóng xâm lăng của văn hóa Anh tới Mỹ như một con tàu viễn dương tìm lục địa mới và The Beatles cũng không xuất chúng hơn người, chẳng qua họ đứng ở chòi trên nên là những người thấy đất liền đầu tiên.

Phim cắt khi John làm bộ đưa tay lên trán như một thủy thủ, hô: "Đất liền kia rồi!".

Một cái kết gợi ra tương lai tươi sáng đón đợi The Beatles nhưng đồng thời khi đặt trong thế đối xứng với phần mở đầu, cũng gợi ý về cái kết buồn cho thủ lĩnh ban nhạc.

Có một đoạn tư liệu với hình ảnh người hâm mộ giương biểu ngữ: "Chọn Ringo làm tổng thống".

The Beatles có lẽ cũng là một lãnh đạo tối cao trong vương quốc của riêng họ, một vương quốc của tuổi trẻ và tình yêu. The Beatles tới xua tan nỗi buồn về cái chết của vị tổng thống Mỹ trẻ tuổi. 

Nhưng đến lượt mình, John cũng bị tước đoạt mạng sống thật tàn nhẫn.

Mọi thứ đã diễn ra để The Beatles trở thành anh hùng. Trong một đoạn phim, nhà soạn nhạc Leonard Berstein đung đưa đếm nhịp theo ca khúc She said, she said và John hát: "...mọi điều đều đúng đắn".

Ở bối cảnh bộ phim này, có lẽ ta có thể hiểu câu hát ấy là: mọi thứ dường như là tất yếu, là định mệnh để The Beatles là một nốt son, một cuộc cách mạng, một cơn địa chấn, một trận vui để đời, một tình yêu.

Phim chỉ xoay quanh đúng một chương ngắn trong lịch sử ban nhạc: hai tuần họ đặt chân tới nước Mỹ lần đầu.

Ngắn, nhưng vọng âm mãi ngân vang.

Beatles' 64: một cuộc vui để đời - Ảnh 2.30 năm cho ca khúc cuối cùng của The Beatles

Năm 1994, 14 năm sau cái chết của John Lennon, người vợ góa Yoko Ono gửi cho Paul McCartney một vài cuộn băng kỷ vật của John, trong đó có bốn bản thu demo các ca khúc hoàn toàn mới.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp