26/08/2013 07:29 GMT+7

Bé gái cao, béo phì có nguy cơ dậy thì sớm

ThS.BS TRẦN QUỐC CƯỜNG (Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM)
ThS.BS TRẦN QUỐC CƯỜNG (Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM)

TT - Trẻ gái thông thường dậy thì ở 12-13 tuổi và dao động trong khoảng 10-15 tuổi. Vài thập niên gần đây, tuổi dậy thì ở trẻ em trên thế giới ngày càng giảm, đặc biệt ở các quốc gia phát triển.

hDnYtNpH.jpgPhóng to
Tập cho trẻ vận động để khỏi béo phì - Ảnh: N.C.T.

Dậy thì sớm đưa đến nguy cơ cốt hóa xương sớm dẫn đến chiều cao trưởng thành thấp và các rối loạn tâm lý liên quan (như không tự tin với vóc dáng khác bạn cùng lứa, lo âu...). Có nhiều giả thuyết về nguyên nhân dậy thì sớm, trong đó có nội tiết tố trong thực phẩm, một số hóa chất công nghiệp và tốc độ phát triển của trẻ ngay từ nhỏ cũng dự đoán phần nào nguy cơ dậy thì sớm.

Lưu ý ở bé gái cao quá nhanh từ nhỏ

Dậy thì sớm ở trẻ gái được định nghĩa là phát triển ngực (giai đoạn 2 Tanner, ngực nhô rõ) trước 8 tuổi và có kinh trước 9 tuổi. Dậy thì sớm thường xảy ra ở trẻ gái nhiều hơn trẻ trai. Để tránh chuyện dậy thì sớm ở bé gái, không cho trẻ vô tình uống các loại thuốc bổ đẹp da, đẹp dáng của phụ nữ hoặc dùng các loại kem bôi dưỡng da của người lớn vì có thể chứa lượng nội tiết tố nữ. Nên cho trẻ ăn uống, vận động điều độ phòng chống thừa cân béo phì.

Các bé gái cao nhanh, đạt chiều cao tối đa theo tuổi từ 2-4 tuổi và giữ chiều cao tối đa theo tuổi cho đến những năm sau đó đến dậy thì thường có nguy cơ dậy thì sớm. Thực tế, các em này khi vào mẫu giáo hoặc cấp I sẽ có chiều cao vượt trội so với các bạn cùng lớp và thường nằm trong nhóm các bạn cao nhất lớp. Ví dụ, bé gái 3 tuổi có chiều cao trung bình 95cm và chiều cao tối đa là 102cm, bé gái 4 tuổi có chiều cao trung bình 102cm và chiều cao tối đa 111cm, bé gái 5 tuổi cao trung bình 109cm và chiều cao tối đa 118cm. Tuy nhiên cần loại trừ trường hợp tăng chiều cao nhanh và sớm là do bé có cha mẹ cao, hoặc tăng trưởng bù sau sinh do bé chậm tăng trưởng trong bào thai.

Ở bé có cha mẹ cao, các em sinh ra có xu hướng dài hơn trung bình (chiều dài trung bình lúc sinh là 50cm). Các em sẽ cao nhanh trong khoảng 2-4 tuổi nhưng tốc độ phát triển chiều cao của các em chựng lại ở giai đoạn 4-5 tuổi và giữ ở mức bình thường cho đến dậy thì. Đặc điểm các em này là khi đi học mẫu giáo và cấp I sẽ ngang tầm với các bạn cùng lớp.

Còn với trẻ chậm phát triển trong bào thai (cân nặng lúc sinh dưới 2kg) thường có cơ chế tăng trưởng bù, tức tăng nhanh hơn mức bình thường để bắt kịp cân nặng chung của lứa tuổi và đạt được cân nặng trung bình của các bạn vào lúc 3 tuổi.

Song, theo quan sát thống kê, các em tăng trưởng nhanh chiều cao như trên cũng tăng nguy cơ thừa cân béo phì. Cơ chế dẫn đến hiện tượng này còn đang được nghiên cứu. Giả thuyết cho rằng ở những trẻ này có gia tăng nồng độ IGF-I và insulin dẫn đến trưởng thành sớm các tế bào thần kinh liên quan đến tiết nội tiết tố tăng trưởng (GnRH) ở não.

Trẻ gái béo phì có nguy cơ cao

Béo phì tác động đến dậy thì khác nhau ở trẻ trai và trẻ gái. Ở trẻ trai béo phì thường ít ảnh hưởng đến nguy cơ dậy thì sớm, thậm chí làm các em dậy thì trễ hơn bình thường. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu dịch tễ học cho thấy trẻ gái béo phì lại có nguy cơ dậy thì sớm hơn bạn cùng tuổi có cân nặng trong giới hạn bình thường.

Nếu trẻ thừa cân, béo phì, cha mẹ cần theo dõi sát tốc độ tăng trưởng của trẻ và đưa trẻ đến khám tư vấn chuyên khoa nội tiết sớm (khoảng 7 tuổi) khi có nghi ngờ nguy cơ dậy thì sớm để được chẩn đoán, điều trị phù hợp. Việc khám chuyên khoa nội tiết sẽ giúp phát hiện bé dậy thì sớm do nguyên nhân nào và đưa ra phương án điều trị đặc hiệu giúp trì hoãn dậy thì, giúp phát triển chiều cao tối ưu.

ThS.BS TRẦN QUỐC CƯỜNG (Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp