Một bé bị bệnh tay chân miệng - Ảnh: X.M.
Bác sĩ khám họng thấy nhiều vết loét màu đỏ, ở giữa trắng, mọc khắp trên vòm họng và lưỡi. Rồi bác sĩ nhìn lòng bàn tay bàn chân cũng có một ít mụn đỏ, ấn vào không thấy bé đau. Bác sĩ nói với mẹ bé K. là bé bị bệnh tay chân miệng mức độ nhẹ, nên cho thuốc về nhà uống và theo dõi nếu có các dấu hiệu thần kinh như giật mình, bứt rứt, yếu tay chân... thì phải đưa vô bệnh viện liền.
Cầm toa thuốc ra tiệm mua, mẹ bé K. phát hiện bác sĩ cho các loại thuốc uống, trong đó có một gói thuốc trị bao tử mà chị đã từng uống. Mẹ bé K. quay lại hỏi bác sĩ tại sao bác lại cho thuốc này, bác sĩ cho biết đây là thuốc bao tử dạng keo, nhưng dùng để thoa miệng cho bé giúp cho bé bớt đau miệng, chứ không phải trị bao tử cho cháu.
Về chuyên môn, virus tay chân miệng xâm nhập vào đường tiêu hóa hoặc đường hô hấp, sau đó nó sinh đôi nảy nở ở đường hô hấp trên và ruột non. Khi virus tay chân miệng tấn công vào niêm mạc miệng, nó làm viêm niêm mạc và bong tróc vùng này, gây ra các vết loét trong họng. Khi trẻ ăn hoặc uống, thức ăn kích thích dây thần kinh miệng lưỡi gây đau rát.
Ba mẹ của bé có thể sử dụng thuốc tráng niêm mạc dạng sữa nhũ dịch như các loại thuốc tráng bao tử cho trẻ ngậm nuốt 1-2ml/lần để dịu cơn đau rồi mới cho trẻ ăn. Trẻ dưới 6 tháng tuổi, mẹ nên dùng muỗng cà phê lấy khoảng 1/4 gói thuốc đút cho trẻ tự ngậm và nuốt trước ăn hoặc khi bé đau khóc. Trẻ không phải kiêng cữ gì khi mắc tay chân miệng, nếu bé đang bú sữa mẹ thì tiếp tục bú sữa mẹ.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận