15/08/2023 16:35 GMT+7

Bé 2 tuổi bị bỏng vì uống nước tẩy bồn cầu, do tưởng là... nước ngọt

Bệnh viện Phụ sản - Nhi TP Đà Nẵng cho biết đang tích cực điều trị một trường hợp bệnh nhi 2 tuổi bị bỏng nặng vì uống nhầm nước tẩy bồn cầu.

Các bác sĩ khuyến cáo các gia đình có con nhỏ nên để các loại sản phẩm từ hóa chất như: nước thông cống, nước tẩy bồn cầu... xa tầm tay trẻ - Ảnh: B.T

Các bác sĩ khuyến cáo các gia đình có con nhỏ nên để các loại sản phẩm từ hóa chất như: nước thông cống, nước tẩy bồn cầu... xa tầm tay trẻ - Ảnh: B.T

Ngày 15-8, Bệnh viện Phụ sản - Nhi TP Đà Nẵng cho biết đang điều trị cho một trường hợp bé 2 tuổi (đề nghị không nêu tên) bị bỏng nặng do hóa chất.

Trước đó vào ngày 12-8, bệnh viện này tiếp nhận cháu bé trong trường hợp bị bỏng, tổn thương da nghiêm trọng.

Người nhà cháu bé cho biết bé tưởng nước tẩy bồn cầu là nước ngọt nên uống nhầm.

Bác sĩ Trần Long Quân, phó khoa nhi cấp cứu - hồi sức tích cực và chống độc Bệnh viện Phụ sản - Nhi TP Đà Nẵng, cho biết cháu bé bị tổn thương chủ yếu trên da và vùng miệng.

Rất may, không ghi nhận tổn thương thực quản và dạ dày.

"Hiện trường hợp bỏng hóa chất của cháu đang được theo dõi sát, chúng tôi đang điều trị chăm sóc tích cực" - bác sĩ Quân nói.

Bệnh viện Phụ sản - Nhi TP Đà Nẵng khuyến cáo chất tẩy rửa bồn cầu là loại dung dịch có tính a xít hay kiềm (tùy theo hãng sản xuất) nên có tính ăn mòn cực mạnh.

Trong trường hợp của cháu bé trên, chất tẩy rửa này có tính a xít khá mạnh, đến mức cha bé chỉ bồng bé, tiếp xúc với da bé qua lớp áo mà cũng bị bỏng theo.

Do vậy khi tiếp xúc da sẽ gây ra hiện tượng bỏng lan tỏa, rất đau đớn và nguy cơ ảnh hưởng tính mạng nếu uống nhầm hoặc hít phải dung dịch này.

Bệnh viện Phụ sản - Nhi TP Đà Nẵng cảnh báo các gia đình có con nhỏ nên để các loại sản phẩm từ hóa chất như: nước thông cống, nước tẩy bồn cầu... xa tầm tay trẻ.

6 bước xử lý khi bỏng hóa chất

Trong trường hợp bị dính vào người, các bác sĩ khuyến cáo 6 bước xử lý gồm:

- Nhanh chóng tách nạn nhân khỏi tác nhân gây bỏng

- Cởi bỏ quần áo, giày dép hoặc đồ trang sức có tiếp xúc với hóa chất

- Rửa sạch vùng da bị bỏng dưới vòi nước mát ít nhất 10 - 20 phút. Đối với hóa chất khô, dạng bột cần lau sạch hóa chất trước khi rửa da dưới vòi nước, cần mang găng tay hoặc dùng vật dụng thích hợp khi thực hiện. Nếu hóa chất tiếp xúc với mắt, hãy rửa mắt liên tục trong nước ít nhất 20 phút trước khi đến bệnh viện, tiếp tục duy trì rửa trên đường đến viện.

- Băng vết bỏng bằng vải sạch hoặc gạc vô trùng (không có dính bông mịn). Chỉ cần quấn nhẹ, không siết chặt để tránh gây tổn thương thêm.

- Bù nước và điện giải cho nạn nhân sau khi bị bỏng.

- Nếu vết bỏng nặng, sau khi sơ cứu bỏng hóa chất cần chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

Nổ kho hóa chất, 13 cán bộ chữa cháy bị bỏngNổ kho hóa chất, 13 cán bộ chữa cháy bị bỏng

TTO - Tối 6-5, tại khu vực phường Hòa Châu (Q. Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) đã xảy ra một vụ hỏa hoạn ở kho chứa hóa chất của một hộ dân.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp