Anh Trần Hùng Thắng tự chụp ảnh trong một chuyến bay tại bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng)
Dù mới du nhập Việt Nam một thời gian, dù lượn đã thu hút sự chú ý của đông đảo bạn trẻ thích độ cao bởi cảm giác đặc biệt khi bay lượn trên không, thỏa sức chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên từ trên cao trong khi vẫn hoàn toàn làm chủ thiết bị.
Để đảm bảo an toàn, người bay phải tuân thủ những quy định, như không bay khi mây mù, mưa, sau 16h30 hạn chế tầm nhìn, gió không đúng hướng... Vì vậy có những lần người chơi lên đỉnh núi chờ cả buổi, nhưng thời tiết không cho phép lại ngậm ngùi đi về.
Tùy kỹ năng, có người chỉ sau 10 giờ đã có thể tự bay, nhưng cũng có người học 3 tháng vẫn chưa thể tự bay đơn được
"Môn thể thao này còn lạ lẫm ở nước mình, nhất là các tỉnh phía Nam, nên việc xin cấp phép các điểm bay khá phức tạp. TP.HCM không có điểm bay nên phải đến các khu vực có đồi núi ở các tỉnh lân cận để bay. Đây là một môn thể thao thú vị, rất hữu ích cho việc cải thiện sức khỏe cũng như giảm stress" - anh Cao Hà Tân (33 tuổi), người tổ chức các chuyến bay, chia sẻ.
Với người chơi dù lượn, chỉ sơ sẩy, mất tập trung là cả người và dù có thể va vào lùm cây, vách đá. Do đó, người chơi rèn sự tập trung, chính xác, bình tĩnh xử lý tình huống.
Người chơi phải trải qua một quá trình tập luyện dưới mặt đất, nắm vững mọi kỹ thuật và tâm lý vững vàng để đối phó với những bất ngờ xảy đến trên bầu trời
Hiện nay, điểm bay được cấp phép gần TP.HCM nhất là núi Chứa Chan (Đồng Nai). Trong ảnh: các phi công mang vác bộ dù lượn từ nhà ga trên núi đến bãi bay dù
Kiểm tra thiết bị trước khi bay. Mọi sơ suất đều có thể gây ra những tai nạn đáng tiếc
HLV Cao Hà Tân dặn dò học viên về các quy định trước khi bay
Có hai kiểu cất cánh: cất cánh xuôi là khi ít gió và cất cánh ngược khi gió vừa đủ mạnh
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận