03/12/2014 09:39 GMT+7

Bầu Kiên nói bị ra tòa "chỉ là tai nạn"

TÂM LỤA
TÂM LỤA

TTO - Về cáo buộc lừa đảo 264 tỷ đồng khi bán số cổ phần đang bị thế chấp cho tập đoàn Hòa Phát, Bầu Kiên khai rằng mình không lừa vì phía Hòa Phát biết cổ phần bị thế chấp.

Bầu Kiên sau khi tan phiên tòa chiều 2-12 (ảnh T.Sơn)
Bầu Kiên tại phiên tòa phúc thẩm - Ảnh: T.Sơn)

Sáng 3-12, ngày thứ 4 phiên xét xử phúc thẩm vụ án Nguyễn Đức Kiên (thường được gọi là Bầu Kiên, nguyên phó chủ tịch hội đồng sáng lập Ngân hàng ACB) và đồng phạm, tòa tiếp tục dành thời gian thẩm vấn về hành vi lừa đảo 264 tỷ đồng của Bầu Kiên.

Theo bản án sơ thẩm, Nguyễn Đức Kiên bị kết tội đã chiếm đoạt 264 tỷ đồng của Tập đoàn Hòa Phát qua việc chuyển nhượng 20 triệu cổ phần cho tập đoàn này trong khi cổ phần đã bị thế chấp cho ngân hàng ACB.

Chỉ tranh chấp dân sự?

Trả lời tòa, Bầu Kiên khẳng định không lừa đảo chiếm đoạt tiền của Hòa Phát. Bầu Kiên cho rằng thực tế, Hòa Phát đã sở hữu 20 triệu cổ phần.

Vì cổ phần công ty này là bút toán ghi sổ, thuộc thẩm quyền của ông Trần Tuấn Dương (Tổng giám đốc Tập đoàn Hòa Phát), là người quản lý bút toán ghi sổ tại công ty.

Sau khi ký hợp đồng, Công ty ACBI (công ty của Bầu Kiên) đã sang tên cho Công ty cổ phần thép Hòa Phát, phía Hòa Phát cũng đã gửi công văn cho Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Hải Dương về sang tên này.

Bầu Kiên cũng nói rằng trong báo cáo tài chính năm 2012, Tập đoàn Hòa Phát có thể hiện tăng vốn điều lệ sau khi mua cổ phần. Do đó, bị cáo nói "không có việc Hòa Phát chưa nhận được cổ phần".

Bầu Kiên khai: “Tòa sơ thẩm cho rằng tôi gian dối khi ký hợp đồng chuyển nhượng cổ phần là không đúng. ACBI không thế chấp cổ phần cho ngân hàng ACB”

“Sau khi tôi bị bắt, có thể do nhiều sức ép nên Hòa Phát mới có yêu cầu cơ quan điều ra làm rõ chứ không tố cáo tôi. Tôi cho rằng đây chỉ là tranh chấp dân sự, không cần hình sự hóa một hoạt động kinh tế bình thường” - Lời bị cáo Kiên

Bầu Kiên cho rằng trong việc chuyển nhượng cổ phần cho Hòa Phát, công ty ACBI mới là bên bị thiệt hại.

Việc ACBI bị cơ quan điều tra thu hồi 264 tỷ đồng để trả cho Hòa Phát là giúp Hòa Phát lần thứ 2 chiếm đoạt thành công tiền của ACBI.

“Tôi và Hòa Phát nghĩ đây chỉ là tai nạn khi bị đưa ra tòa. Đây không phải là yếu tố hình sự của vụ án”- Lời bị cáo Kiên.

Bầu Kiên tại tòa phúc thẩm sáng 3-12 (ảnh T.L chụp màn hình)
Bầu Kiên trả lời về việc lừa đảo 264 tỷ đồng sáng 3-12 - Ảnh: T.L chụp màn hình)

Tập đoàn Hòa Phát: không biết cổ phần đã thế chấp

Tòa: “Nội dung bị cáo đàm phán với Hòa Phát thế nào”?

Bị cáo Kiên: “Chúng tôi thỏa thuận thực hiện hoán đổi cổ phần bằng các hợp đồng khác nhau.”

“Có tài liệu gì để chứng minh không”? - Tòa hỏi

- Tôi và anh Long (Trần Đình Long - chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát) thỏa thuận thương mại được thực hiện bằng lời nói, không thể hiện bằng văn bản. Thể hiện bằng lời nói của tôi và anh Long tại tòa.

Tòa:  “Khi đàm phán, bị cáo có nói rõ cổ phần đang được thế chấp để đảm bảo tại ngân hàng?”

"Chúng tôi không nói có hay không đang thế chấp. Tôi cho rằng đương nhiên anh Long phải biết. Vì anh phía anh Long đã ký giấy đề nghị phong tỏa".

Theo bản án, sau khi chuyển nhượng 20 triệu cổ phần cho Hòa Phát, Nguyễn Đức Kiên chỉ đạo Công ty ACBI có văn bản đề nghị ngân hàng ACB cho giải chấp cổ phần nhưng ACB chưa đồng ý vì tài sản thay thế chưa tương xứng.

Ông Lê Thanh Hải, đại diện công ty chứng khoán ACBS xác nhận tại tòa thời điểm chuyển nhượng, 20 triệu cổ phần chưa được ACBS giải chấp. (T.L chụp màn hình)
Ông Lê Thanh Hải, đại diện công ty chứng khoán ACBS xác nhận tại tòa thời điểm chuyển nhượng, 20 triệu cổ phần chưa được ACBS giải chấp. (T.L chụp màn hình)

Trong khi Bầu Kiên nói phía Hòa Phát đã biết cổ phần bị thế chấp tại thời điểm chuyển nhượng thì đại diện của Hòa Phát lại cho lời khai ngược lại.

Khi được thẩm vấn, ông Trần Tuấn Dương tái khẳng định: "Tôi không biết. Việc cổ phần bị phong tỏa, bị thế chấp hay bị đảm bảo gì đó, chúng tôi không biết”

Theo ông Dương: “Sau khi cơ quan điều tra thông báo, chúng tôi mới biế"

Theo ông Dương, khi Hòa Phát làm thủ tục đăng ký sở hữu cổ phần đã mua của ACBI thì Công ty chứng khoán ACBS (là công ty chứng khoán của Ngân hàng ACB) đã gửi công văn qua, phản ứng rất gay gắt về việc cổ phần họ đang nhận thế chấp nhưng Hòa Phát vẫn đăng ký sở hữu.

"Vì vậy chúng tôi tạm dừng việc sở hữu cổ phần lại” - Ông Dương khai.

Phiên tòa vẫn đang được tiếp tục.

TÂM LỤA
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp